Chúng tôi muốn bạn đi cùng phần mềm Quyết toán GXD và trở thành siêu cao thủ về thanh quyết toán hợp đồng xây dựng, điều chỉnh giá hợp đồng, kiểm soát chi phí, kiểm soát khối lượng thi công xây dựng.

Bạn được giao nhiệm vụ làm thanh quyết toán khối lượng hoàn thành. Hãy kiên trì, ban đầu có thể bạn thấy phần mềm có vẻ hơi khó hiểu. Không sao, hãy bình tĩnh, mỗi hôm 1 ít thôi, bạn sẽ sớm thành chuyên gia.

Bạn nên bắt đầu từ đâu ?

👉 Thời đại bây giờ, tìm cách ứng dụng phần mềm Quyết toán GXD vào công việc ngay từ đầu là tốt nhất. Vừa tìm hiểu phần mềm trực quan, vừa tìm hiểu chuyên môn qua việc thực hành tính toán, mục tiêu là in ra hồ sơ thanh quyết toán và kiểm soát được hồ sơ đó, hiểu được từng con số trong đó đã được kiểm soát tự động như thế nào? Rút ngắn thời gian công sức của bạn, dành thời gian công sức đó để học và phát triển nhiều thứ khác nữa.

👉 Tập trung không suy suyển mục tiêu: Thành thạo phần mềm Quyết toán GXD. Khi bạn thành thạo có nghĩa là bạn đã được 3-4 thứ trong đó rồi: Chuyên môn, nghiệp vụ + phần mềm Quyết toán GXD + phần mềm Excel + ...

Lưu ý

Việc có khó mới cần bạn, nếu dễ tham gia thì rất nhiều người khác đã làm rồi, khi bạn giải quyết được công việc khó, ít người làm được, bạn là người giá trị nhất, khó có thể thay thế, sếp và công ty luôn cần bạn.

Dưới đây là Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quyết toán GXD mới nhất cập nhật biểu mẫu 08b của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP + 50/2021/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng. Hãy hít 1 hơi thật sâu, đi vào thế giới rất hấp dẫn cùng chúng tôi nhé.

Bạn phải yêu nghề thì mới thấy hấp dẫn, mà yêu nghề thì nghề sẽ yêu lại, tưởng thường cho bạn xứng đáng. Nếu thấy những chỉ dẫn dưới đây mà mắt sáng rực thì bạn thật tuyệt vời, nếu thấy chán òm có lẽ bạn không hợp nghề này đâu, nên tính đường khác cho sớm nhé 😃

# PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUYẾT TOÁN GXD

# I. CÀI VÀ KÍCH HOẠT PHẦN MỀM QUYẾT TOÁN GXD

Cài đặt và kích hoạt phần mềm

Cài phần mềm Quyết toán GXD từ lile cài đặt GXDsoftNew.exe được gửi qua email đăng ký mua phần mềm hoặc tải về tại https://gxd.vn/tai-bo-cai-phan-mem (opens new window). Ở trang này bạn cũng thấy các video hướng dẫn cài phần mềm.

File GXDSoftNew.exe cài phần mềm GXD

Biết cài phần mềm

Cài phần mềm rất dễ. Lại có video hướng dẫn, vậy mà nhiều kỹ sư vẫn không làm được, điều này không ổn chút nào. Biết cài Windows và cài các phần mềm là kỹ năng tối thiểu của 1 kỹ sư. Kỹ sư phải như con dao pha, năng động, giải quyết nhiều việc khó, nghĩ ra các giải pháp giải quyết nhiều vấn đề hóc búa. Nếu bạn không biết cài mà phải nhờ người khác, như vậy bạn sẽ rất bị động trong công việc.

# 1. Khóa mềm

Bước 1: Mở bộ cài, chọn phần mềm và phiên bản phù hợp:

Hộp thoại lựa chọn cài phần mềm

Bước 2: Chọn cài đặt và đợi chạy xong chương trình cài đặt sau đó bấm đăng ký để nhập thông tin và key kích hoạt (Key kích hoạt công ty gửi qua Email)

Hộp thoại nhập mã key mềm kích hoạt sử dụng

Bước 3: Điền thông tin cá nhân vào bảng và bấm cập nhật thông tin

Bước 4: Bắt đầu sử dụng phần mềm

# 2. Khóa cứng

Nếu bạn sử dụng khóa cứng, chỉ việc cài phần mềm vào máy tương tự như trên nhưng không phải kích hoạt bằng khóa mềm nữa mà khi cài bạn tích chọn loại khóa là khóa cứng. Sau khi cài xong phần mềm bạn cắm khóa cứng vào cổng USB của máy tính là sử dụng được.

Khóa cứng phần mềm Quyết toán GXD

# II. CẤU HÌNH ĐỂ CHẠY QUYẾT TOÁN GXD TỐI ƯU

# 1. Cấu hình Windows để hiện định dạng file cần lưu

Việc phân cách đơn vị bằng dấu chấm, dấu phẩy mặc định trong Windows không giống với quy ước của Việt Nam. Chúng ta đặt lại như sau:

Trong Windows chúng ta vào Control Panel sau đó tìm tới mục Clock, Language, and Region / Change date, time, or number formats:

Change date, time, or number formats

Trong hộp thoại Region hiện ra ta kích vào Addional settings…

Hộp thoại Region chọn Additional settings…

Tại thẻ Numbers bạn đặt dấu phẩy (,) trong Decimal Symbol vàdấu chấm (.) trong Digit grouping symbol như hình sau rồi bấm OK:

Hướng dẫn cài đặt cấu hình Windows

# 2. Cấu hình Excel

Công việc lập và quản lý hồ sơ thanh quyết toán bạn thường phải thực hiện nhiều lần, đóng/mở file, chỉnh sửa và làm tiếp. Nên việc lưu file Quyết toán GXD dạng .xlsm chạy trên Excel 2010, 2013 hoặc 2016 là rất quan trọng.

Khi lưu file dạng .xlsm thì sau khi đóng file lại, bạn có thể mở ra thực hiện tiếp bình thường như tra mã, nhập khối lượng, chỉnh sửa thông tin,… mà không bị lỗi do mất các hàm VBA phần mềm đã tạo ra.

Để đặt cho Excel mặc định khi lưu hồ sơ sẽ có định dạng xlsm. Ta thực hiện các bước như sau (ở đây hình minh họa chụp trên Excel 2010, bạn thực hiện tương tự như Excel 2013 và 2016)

Mở phần mềm Excel. Thực hiện lệnh: File/ Options/ Save/ Excel Macro/ Enabled Workbook (*xlsm) / OK.

Hình 2.7. Thao tác lưu dạng .xlsm (hoặc .xls)
Thao tác lưu dạng .xlsm (hoặc .xls)

Sau khi thực hiện cài đặt này, từ lần thao tác lưu file sau, sử dụng nút Save (hoặc Ctrl + S) thì file lưu của chúng ta sẽ luôn mặc định lưu dạng .xlsm.

# 3. Chạy phần mềm

Chạy Quyết toán GXD có thể theo 3 cách như sau (Lưu ý: Phần mềm chỉ chạy trên Excel 2007 trở lên):

Cách 1. Kích đúp vào biểu tượng của Quyết toán GXD trên màn hình desktop, phần mềm sẽ mở sẵn ra một hồ sơ thanh quyết toán mới.

Bểu tượng Quyết toán GXD để mở phần mềm

Cách 2. Vào Start / All program / Quyet toan GXD

Cách 3. Vào thư mục cài phần mềm C:\Quyet toan GXD và kích đúp vào file QuyettoanGXD.exe

# III. CÁC MENU VÀ Ý NGHĨA CÁC LỆNH TÍNH TOÁN

Các menu lệnh của phần mềm Quyết toán GXD được bố trí theo chủ đề. Để cho ngắn gọn thay vì diễn giải là bạn kích vào Menu Hồ sơ rồi kích vào lệnh 1. Tạo hồ sơ thanh quyết toán mới thì dưới đây sẽ viết: bạn thực hiện lệnh Hồ sơ / 1. Tạo hồ sơ thanh quyết toán mới.

# 1. Menu Hồ sơ

Gồm các lệnh liên quan đến file hồ sơ thanh quyết toán. Khi bạn cần tạo file mới, mở file cũ ra làm tiếp, lưu file... thì nhớ các lệnh ở menu này.

Sử dụng phương pháp liên hệ sẽ học 1 biết 10 luôn

Bạn hãy liên hệ đến các phần mềm Word, Excel, AutoCad... họ cũng bố trí như vậy - bạn sẽ rất dễ dàng nắm bắt.

Menu Hồ sơ

Chức năng của các lệnh chụp ở hình trên được mô tả trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH CHỨC NĂNG
1 Tạo hồ sơ thanh quyết toán mới Tạo một file hồ sơ quyết toán mới
2 Mở hồ sơ thanh quyết toán mới Thực hiện lệnh này dùng để tìm mở file quyết toán đã lưu trong ở cứng PC ra thực hiện tiếp hoặc chỉnh sửa.
3 Lưu hồ sơ thanh quyết toán Lưu file hồ sơ thanh quyết toán, lưu dạng .xlsm
4 Chọn cơ sở dữ liệu Chọn bộ dữ liệu để sử dụng tương ứng với công trình, hạng mục, gói thầu.
5 Các tùy chọn Các thiết lập ban đầu đề lập hồ thanh toán như: Chi phí chung, vữa sử dụng, nhóm nhân công, đơn giá trong hợp đồng.
6 Chọn mẫu quyết toán … Chọn mẫu quyết toán để bắt đầu tiến hành lập hồ sơ thanh quyết toán.
7 Giới thiệu về chương trình Giới thiệu về phần mềm quyết toán

Ý nghĩa cụ thể của từng lệnh :

# 1.1. Tạo hồ sơ thanh quyết toán mới

Tương tự như Word, Excel, AutoCad, Revit... khi dùng lệnh này, phần mềm Quyết toán GXD sẽ tạo cho bạn một file mới, có điều file này không trắng tinh như Word, Excel hay AutoCad mà đã kẻ sẵn các bảng biểu theo mẫu (template). File mẫu đó đã nạp luôn vào Excel như hình sau:

Giao diện phần mềm trên menu Ribbon

# 1.2. Mở hồ sơ thanh quyết toán đã lưu

Việc thi công xây dựng công trình thường kéo dài, công việc làm thanh quyết toán khối lượng hoàn thành cũng vì vậy mà trải dài theo thời gian. Hôm trước bạn đang làm dở thanh toán 1 giai đoạn rồi, nay mở ra làm tiếp. Bạn thực hiện mở phần mềm Quyết toán GXD, rồi tìm và mở file Quyết toán đã lưu để tiếp tục công việc thanh toán. Trình tự mở như sau:

(1) Mở phần mềm Quyết toán GXD

(2) Dùng nút Mở file (hoặc Ctrl+O)

(3) Tìm đến file cần làm.

Lưu ý

Do phần mềm Quyết toán GXD chạy trên Excel, nên nếu bạn chỉ kích đúp vào file Quyết toán đã lưu thì sẽ chỉ mở Excel ra chứ không mở Quyết toán GXD. Nếu chúng tôi thiết lập bạn kích đúp sẽ mở vào phần mềm Quyết toán GXD thì cũng được, nhưng lúc đó bạn lại thấy phiền toái vì bạn mở nhiều file Excel khác chứ có phải chỉ mở mỗi file Quyết toán đâu. Vì thế, để làm thanh quyết toán bạn cần mở phần mềm Quyết toán GXD, rồi kích đúp để mở file ra làm tiếp.

# 1.3. Lưu hồ sơ thanh quyết toán

Bạn có thể sử dụng một trong những cách sau:

Cách 1. Sử dụng nút Lưu file Quyết toán trên Ribbon của phần mềm hoặc dùng lệnh Hồ sơ/ Lưu file Quyết toán

Cách 2. Dùng tổ hợp phím Ctrl+S để lưu thì bạn chú ý chọn lưu file dạng .xlsm

Lưu ý:

  • Luôn lưu file dưới định dạng .xlsm (Excel Macr Enabled Workbook)
  • Không lưu file dạng .xlsm sẽ làm mất các hàm tính toán VBA.
Lựa chọn lưu file Quyết toán đúng cách

Nhớ lưu file dạng .xlsm

Nếu bạn không lưu file dạng .xlsm, Excel sẽ xóa hết các hàm viết thêm, file thanh quyết toán sẽ bị lỗi #Name hàm khối lượng. Bạn lưu dạng .xlsx Excel sẽ thông báo xóa hết hàm, lúc đó file bị lỗi, vẫn sửa lại được nhưng phiền toái.

# 1.4. Chọn cơ sở dữ liệu

Trên menu Hồ sơ bạn kích vào lệnh Chọn cơ sở dữ liệu :

Lệnh Chọn cơ sở dữ liệu

Sẽ hiện ra hộp thoại Chọn cơ sở dữ liệu như sau:

Hộp thoại chọn cơ sở dữ liệu và tải dữ liệu

Hãy để ý kĩ tất cả các thành phần trên hộp thoại. Bạn có thể thực hiện:

  1. Nếu chọn cơ sở dữ liệu thì bạn Kích chọn dữ liệu đã có và ấn Đồng ý

  2. Nếu muốn tải thêm dữ liệu khác, bạn kích vào nút Tải dữ liệu , hộp thoại tải dữ liệu sẽ hiện ra để bạn có thể tải thêm dữ liệu khác:

Tải cơ sở dữ liệu các địa phương

Bạn cuộn tìm bộ dữ liệu mình cần, rồi bấm nút Tải dữ liệu. Bạn có thể tìm kiếm dữ liệu bằng cách gõ từ khóa để tìm. Ví dụ: trong hình tìm định mức đường dây và trạm biến áp công bố theo Quyết định số 4970 của Bộ Công thương.

Tải cơ sở dữ liệu chuyên ngành

# 1.5. Các tùy chọn

Khi sử dụng phần mềm, có những thao tác mà người lập hồ sơ thanh quyết toán thường lặp đi lặp lại. Phần mềm Quyết toán GXD lập trình các tùy chọn để phần mềm sẽ chạy theo một quy trình định trước. Giảm các thao lặp đi lặp lại, mà nếu làm thủ công chắc chắn bạn cũng sẽ phải theo quy trình như thế nhưng nhiều thao tác và vất vả.

Trên menu Hồ sơ bạn kích lệnh Các tùy chọn như sau:

Lệnh Các tùy chọn

Việc thiết lập các tùy chọn phải được thực hiện từ khâu chuẩn bị, trước khi tiến hành lập hồ sơ thanh quyết toán. Ta sẽ tìm hiểu về các tùy chọn.

# 1.5.1. Thẻ tùy chọn Chung

Thẻ tùy chọn chung
  • Hình thức hợp đồng

Ta lựa chọn hình thức hợp đồng để khi thanh toán và kiểm soát chi phí, phần mềm sẽ chạy theo đúng quy định cho loại hợp đồng đó.

Riêng trường hợp hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh do có nhiều tình huống thanh toán, điều chỉnh theo nhiều kịch bản. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 lựa chọn cho các bài toán thanh toán và điều chỉnh giá tổng quát. Về cơ bản kết hợp tùy chỉnh với Excel khi thực hiện nữa sẽ đủ bao quát các tình huống thực tế.

Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá có định thì chỉ có 1 tùy chọn duy nhất.

Lựa chọn này cần được thực hiện trước khi tạo giai đoạn thanh toán, phần mềm sẽ tự động tính toán đơn giá giai đoạn, đơn giá điều chỉnh tương ứng.

  • Áp dụng biểu mẫu thanh toán

Tại thời điểm hiện hành thì bạn làm thanh toán theo hướng dẫn của Nghị định 11/2020/NĐ-CP

  • Phân tích đơn giá đầy đủ

Tùy biến lựa chọn mẫu đơn giá đầy đủ. Nếu tính toán đơn giá để kiểm tra, thẩm tra, thanh quyết toán theo các hướng dẫn cũ cho các công trình cũ thì phần mềm cũng hỗ trợ.

Lựa chọn phân tích đơn giá đầy đủ
  • Ký hiệu đánh số thứ tự

Ký hiệu này để đánh số thứ tự công việc theo như trong hồ sơ thầu, biểu giá hợp đồng đã ký. Cần đánh là CT, ĐG hay gì đó thì bạn nhập ký tự vào đó, khi bạn tra mã trong biểu giá hợp đồng, các công việc sẽ tự động đánh theo mã này.

  • Khôi phục về mặc định

Phòng khi chưa quen các tùy chọn, mà bạn chọn lung tung lên rồi không biết làm sao. Thì bấm vào nút này để quay trở về phần mềm lúc mới cài.

# 1.5.2. Thẻ tùy chọn Đơn giá

Thẻ tùy chọn Đơn giá

Ý nghĩa các lựa chọn:

  • Phân tích vữa trong đơn giá: Chiết tính đơn giá chi tiết, phần vật liệu vữa sẽ được phân tích ra các vật liệu cấu thành (Xi măng, cát, đá, nước…)
  • Tra lại tên công việc khi thay đổi đơn giá: Khi tra lại đơn giá trong danh mục công việc, tên của công việc sẽ trở về mặc định hoặc giữ nguyên.
  • Đơn giá tổng hợp: Chọn mục này khi cần lập đơn giá tổng hợp

# 1.5.3. Thẻ tùy chọn Khác

Gồm các Tùy chọn sẽ tác động vào kết quả khi tính lại đơn giá theo biểu giá hợp đồng phục vụ tạo số liệu thanh quyết toán.

Menu Dự thầu dùng để tạo đơn giá chi tiết hợp đồng
  • Chi phí chung

Mặc định chi phí chung được tính trên chi phí trực tiếp. Với một số trường hợp chi phí chung được tính trên chi phí nhân công như các hạng mục đào đắp của công trình thủy lợi, lắp đặt thiết bị của công trình hạ tầng kỹ thuật… Bạn tích vào dòng Chi phí nhân công/ Đồng ý rồi mới tiến hành lập hồ sơ thanh quyết toán.

  • Tổng hợp vật tư

Hỗ trợ tổng hợp các vật tư hạng mục theo dạng bảng hoặc toàn bộ các hạng mục sẽ gộp chung vào 1 bảng.

  • Lựa chọn cấp phối vữa

Cấp phối vữa phân tích đơn giá chi tiết sẽ theo Xi măng PC30 hoặc Xi măng PC40.

# 2. Menu Dự thầu

Menu Dự thầu dùng để tạo đơn giá chi tiết hợp đồng

Chức năng của các lệnh liệt kê trong bảng sau (Lệnh này chỉ sử dụng khi có mã hiệu đơn giá ở sheet Biểu giá hợp đồng và có thể dùng tính giá dự thầu luôn):

STT TÊN LỆNH Ý NGHĨA
1 Tổng hợp vật tư Tổng hợp hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo hợp đồng
2 Tính giá vật liệu hiện trường Sử dụng để lập bảng giá vật liệu đến hiện trường xây dựng theo hợp đồng
3 Tính giá nhân công Tạo bảng giá nhân công theo hợp đồng
4 Tính giá ca máy Tạo bảng giá ca máy theo hợp đồng

# 3. Menu Hợp đồng

Menu Hợp đồng

Chức năng của các lệnh liệt kê trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH Ý NGHĨA
1 Tạo lại biểu giá hợp đồng Sau khi copy - paste các đầu việc, đơn vị, khối lượng và đơn giá trong biểu giá hợp động, chạy lệnh này để phần mềm tự động đánh STT, đã mã ĐG và tự động tạo công thức ở cột thành tiền. Lệnh này dùng để tạo lại biểu giá hợp đồng khi các công việc không có mã đơn giá
2 Đưa công việc phát sinh sang bảng phụ lục hợp đồng Đưa công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng sang bảng phụ lục hợp đồng để thực hiện thanh toán
3 Tổng hợp vật tư phát sinh Tổng hợp hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công của các công việc phát sinh
5 Tính giá nhân công phát sinh Tạo bảng giá nhân công của công việc phát sinh
6 Tính giá ca máy phát sinh Tạo bảng giá ca máy của công việc phát sinh

# 4. Menu Thanh toán

Menu Thanh toán

Chức năng của các lệnh liệt kê trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH Ý NGHĨA
1 Tạo giai đoạn thanh toán Tạo các giai đoạn thanh toán hợp đồng (Tạo bảng khối lượng, bảng đề nghị thanh toán)
2 Đưa công tác phát sinh ngoài sang bảng khối lượng Đưa công tác phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng từ Phụ lục hợp đồng sang các sheet Kiểm soát, Đề nghị thanh toán
3 Thanh toán phát sinh Tính toán phát sinh trong và ngoài hợp đồng
4 Thanh toán điều chỉnh giá Tính toán điều chỉnh giá phù hợp với hình thức điều chỉnh giá đã chọn trong tùy chọn
4.1 Tính giá vật liệu Tạo các bảng tính giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho các công tác điều chỉnh giá.
4.2 Tính giá nhân công
4.3 Tính giá ca máy

# 5. Menu Quyết toán

Hình 2.13. Menu Quyết toán

Chức năng của các lệnh liệt kê trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH CHỨC NĂNG
1 Xuất bảng đề nghị thanh toán Tạo phụ lục giá trị đề nghị thanh toán giai đoạn
2 Xuất bảng đề nghị quyết toán Đưa ra bảng tổng hợp quyết toán, liên kết các giá trị vào một bảng
3 Xuất bảng giá trị phát sinh giảm Đưa ra giá trị phát sinh giảm so với hợp đồng
4 Xuất bảng giá trị điều chỉnh Đưa giá trị điều chỉnh vào bảng tổng hợp

# 6. Menu Tiện ích

Menu Tiện ích

Chức năng của các lệnh liệt kê trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH Ý NGHĨA
1 Kết nối các bảng Thực hiện liên kết các bảng theo lựa chọn
Hộp thoại tùy chọn kết nối các bảng
2 Xóa giai đoạn Xóa giai đoạn thanh toán đã tạo
3 Tra lại biểu giá hợp đồng Tính toán lại các bảng Đơn giá chi tiết theo danh mục công việc
4 Thêm hệ số cho công việc Thêm hệ số cho toàn bộ đơn giá hoặc đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công
5 Đổi đơn vị cho công việc Lệnh giúp đổi đơn vị các công tác được chọn trong sheet Đơn giá chi tiết, thay đổi từ 100m3 – m3, tấn – kg, …
6 Lưu đơn giá Hỗ trợ lưu lại dữ liệu đơn giá đã vận dụng hoặc tạm tính
7 Lưu đơn giá tổng hợp Hỗ trợ lưu lại dữ liệu đơn giá tổng hợp đã tạo trong sheet Don gia tong hop
8 Lưu giá vật tư Hỗ trợ lưu lại giá vật tư trong Bảng tổng hợp vật tư hợp đồng.
9 Tra giá vật tư Hỗ trợ tra lại giá vật tư đã lưu hoặc tra theo dữ liệu thông báo giá của GXD anhanh
10 Đổi cách tính chi phí chung Chuyển đổi tính theo chi phí nhân công hoặc chi phí trực tiếp
11 Đổi cấp phối vữa Chuyển đổi cấp phối vữa PC30 – PC40
12 Nhập (Import) dữ liệu
13 Tạo lại bảng khối lượng giai đoạn
14 Tạo lại bảng phân khai giai đoạn
15 Tính lại diễn giải khối lượng Hỗ trợ tính lại các công thức diễn giải khối lượng trong sheet Biểu giá hợp đồng
16 Hiện/ẩn diễn giải khối lượng Cho phép hiển thị hoặc ẩn đi phần tính toán diễn giải khối lượng trong Biểu giá hợp đồng
17 In dữ liệu
lựa chọn tra giá vật liệu

# 7. Menu Dữ liệu

Menu Dữ liệu

Menu này trợ giúp việc xem nhanh dữ liệu của bộ dữ liệu đơn giá đang được chọn:

  • Định mức và đơn giá
  • Giá vật tư
  • Giá ca máy
  • Cấp phối vữa
  • Cước vận chuyển

# 8. Menu Trợ giúp

Menu trợ giúp

Chức năng của các lệnh mô tả trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH Ý NGHĨA
1 Hướng dẫn sử dụng Chọn lệnh này sẽ mở ra file hướng dẫn sử dụng phần mềm (chính là file này)
2 Video HDSD Kích vào sẽ chuyển đến kênh video hướng dẫn sử dụng Quyết toán GXD.
3 Diễn đàn giá xây dựng Kích sẽ mở ra diễn đàn giá xây dựng
4 Group zalo Kích vào sẽ ra group zalo trao đổi các vấn đề về quyết toán
5 Group Facebook Kích vào sẽ ra group Facebook trao đổi các vấn đề về quyết toán
6 Thông tin phần mềm Khi kích vào sẽ hiện lên hộp thoại các thông tin về phần mềm bạn đang sử dụng. anhanh)Khi có phiên bản mới nút Cập nhật sẽ sáng để bạn cập nhật phần mềm.
7 Hỗ trợ trực tuyến Mở phần mềm teamviewer để giúp nhân viên hỗ trợ GXD kết nối với máy bạn để hỗ trợ.
8 Phản hồi, góp ý Tới trang web để gửi các ý kiến phản hồi tới GXD nhanh nhất.
Hộp thoại thông tin phần mềm

# 9. Menu Chuột phải

Phần mềm Quyết toán GXD chạy trên MS Excel. Ngoài những lệnh của Excel, phần mềm còn được lập trình thêm những lệnh cần thiết khi bạn kích chuột phải. Chẳng hạncác lệnh trong menu chuột phải như sau:

Menu chuột phải với các lệnh Quyết toán GXD

Chức năng của các lệnh mô tả trong bảng sau:

STT TÊN LỆNH CHỨC NĂNG
1 Không phân tích vữa Để không phân tích vữa thành Xi, Cát, Đá, … trong đơn giá chi tiết mà thay bằng Vữa như định mức
--- --- ---
2 Xóa công tác/ dòng thừa Lệnh này hỗ trợ xóa một công tác có trong Danh mục công việc, đồng thời xóa đơn giá chi tiết đã tạo trong sheet Đơn giá chi tiết tương ứng.
3 Paste công tác Chèn dòng và dán (các) công tác đã được copy
4 Tìm kiếm trong đơn giá chi tiết Sử dụng lệnh này sẽ tìm nhanh được công tác bên đơn giá chi tiết
5 Bổ sung công tác được chọn sang tiến độ Đưa thêm công việc sang sheet Tiến độ thi công
6 Chèn dòng Với lệnh này, khi bạn nhập 1 con số n vào, lệnh sẽ chèn thêm n dòng vào vị trí
hộp thoại chèn dòng
|

# 10. Các lệnh điều khiển hiển thị trên Ribbon

Các lệnh điều khiển hiển thị trên Ribbon

Lệnh ẩn hiện các cột hỗ trợ tính diễn giải khối lượng tại sheet **KL hoan thanh**

# PHẦN 2: CÁC TÍNH NĂNG MỚI NĂM 2021

Các tính năng cập nhật Quyết toán 2021 - Phần mềm hoàn chỉnh dùng cho nhà thầu thi công xây dựng

  • Cập nhật hoàn chỉnh các thuật toán, biểu mẫu và quy trình thanh quyết toán theo Mẫu số 08b, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP
Bảng thanh toán theo mẫu 08b
  • Cập nhật đầy đủ tính năng cho cả 2 trường hợp gộp phần hợp đồng và phát sinh vào cùng 1 bảng hoặc tách ra làm 2 bảng. Do tùy theo từng kho bạc, từng địa phương, hay người phụ trách thanh toán yêu cầu.

  • Cập nhật đầy đủ tính năng thanh quyết toán cho các hình thức điều chỉnh giá hợp đồng, phát sinh khối lượng

  • Thêm mới Bảng Phụ lục hợp đồng và tính năng tạo Phụ lục hợp đồng trước khi thanh toán phát sinh

Sheet phụ lục hợp đồng để nhập và quản lý số liệu

Phụ lục hợp đồng sử dụng cho các công việc đã có đơn giá trong hợp đồng, phát sinh thêm khối lượng và cho các công việc phát sinh mới, chưa có đơn giá trong hợp đồng

Chỉnh sửa lại Bảng Khối lượng hoàn thành, bổ sung thêm phần lũy kế khối lượng tính đến từng giai đoạn thanh toán

Sheet Khối lượng hoàn thành
  • Bổ sung Modul Dự thầu. Nhà thầu có thể sử dụng phần mềm Quyết toán ngay từ đầu để dự thầu và làm Thanh Quyết toán sau đó
  • Hoàn chỉnh modul dự thầu để có thể xác định giá dự thầu theo các văn bản mới nhất hiện hành
  • Bổ sung Modul Tiến độ. Nhà thầu có thể lập tiến độ thi công từ Danh mục biểu giá hợp đồng
  • Bổ sung thêm Mẫu số 08a, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP
  • Chỉnh sửa Menu chọn cơ sở dữ liệu để tiện lợi hơn trong thao tác hoặc gộp các bộ dữ liệu
  • Hoàn thiện phần mềm và sửa lỗi

Điều rất tuyệt vời!

Phần mềm Quyết toán GXD đã bổ sung chức năng lập giá dự thầu, như vậy người sử dụng có lợi hơn, vì nhiều chức năng hơn mà giá không đổi. Nhưng điều tuyệt vời không phải nằm ở điều đó, mà ở chỗ: Khâu làm hồ sơ thầu, đánh giá hiệu chỉnh sai lệch, thương thảo, ký hợp đồng -> khi thực hiện công tác thanh quyết toán số liệu phải khớp, có trường hợp đem ra kho bạc lệch 1đ cũng phải sửa hồ sơ. Nhưng nhiều trường hợp ngay chính người tính toán cũng không nhớ lại được lúc đó tính như nào mà ra con số đó. Vì thế, nếu dùng ngay chính phần mềm Quyết toán GXD để lập giá thầu, đến khi trúng thầu dùng luôn làm file số liệu đầu vào để thanh quyết toán và kiểm soát chi phí thì tuyệt vời.

Đây là tầm nhìn xa - bước công việc trước đặt nền tảng thuận lợi cho bước công việc sau, giảm nhiều công sức, chi phí tiền lương kỹ sư QS - chứ không phải chỉ giải quyết sự vụ đến đâu hay đến đó.

# PHẦN 3. THỰC HÀNH LẬP HỒ SƠ THANH QUYẾT TOÁN QUA CÁC VÍ DỤ

# I. THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG TRỌI GÓI

# 1. Đề bài

Yêu cầu: Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để lập và hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán từng giai đoạn, quyết toán theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Các thông tin trong hợp đồng giả định như sau:

  • Công trình: Trụ sở làm việc Công ty Giá Xây Dựng.
  • Hạng mục: Trung tâm phần mềm Quyết toán GXD.
  • Gói thầu: Thi công móng cột
  • Địa điểm: Số 124, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Hợp đồng trọn gói. Biểu giá hợp đồng xác định theo Bảng 1.
  • Tạm ứng hợp đồng: 20% giá trị hợp đồng. Thu hồi tạm ứng từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khối lượng hoàn thành đạt 80%.
  • Thanh toán một lần với khối lượng hoàn thành được nghiệm thu giai đoạn xác định theo Bảng 2.

Bảng 1. Biểu giá hợp đồng

Shortcut 4 phần mềm trên Desktop

Bảng 2. Khối lượng hoàn thành

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐVT SỐ BỘ PHẬN GIỐNG NHAU KÍCH THƯỚC HỆ SỐ KHỐI LƯỢNG
Dài Rộng Cao (Sâu) Từng phần Toàn phần
1 Đào móng cột trụ, hố kiểm tra, bằng thủ công, rộng >1m, sâu >1m, đất cấp III 26 1,50 1,50 1,25 2,813 73,125
2 Bê tông lót mác 100 26 1,50 1,50 0,10 0,225 5,850
3 Bê tông móng cột 26 1,40 1,40 1,15 2,254 58,604
4 Sản xuất, lắp dựng cốt thép móng đường kính ≤10mm tấn 2,355
2,355
2,355
5 Sản xuất, lắp dựng cốt thép móng đường kính ≤18mm tấn 2,156
2,156
2,156

# 2. Thực hiện

# 2.1. Bước 1: Chuẩn bị phần mềm

  • Khởi động phần mềm
Phần mềm Quyết toán GXD khi mới khởi động
  • Chọn cơ sở dữ liệu

Chạy lệnh: Hồ sơ/ Chọn cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl+Shift+D

Lệnh Chọn cơ sở dữ liệu
Hộp thoại chọn cơ sở dữ liệu

Bảng chọn của địa phương hiện ra tích chọn Hanoi, chọn bộ dữ liệu sau đó chọn Đồng ý.

  • Chọn mẫu đơn giá chi tiết theo Thông tư 09/2019/TT-BXD và Thông tư 02/2020/TT-BXD. Mẫu theo Thông tư 09/2019/TT-BXD và Thông tư 02/2020/TT-BXD

    Mẫu đơn giá theo thông tư 09 và thông tư 02

  • Chọn loại hợp đồng thanh toán

Sheet Ts để nhập các thông tin chung về công trình
Nhập số liệu tạm ứng thanh toán

Chạy lệnh Hồ sơ/ Các tùy chọn… Trong hộp thoại Tùy chọn hiện ra, tại tab Chung, bạn tích chọn Hợp đồng trọn gói và ở mục Áp dụng biểu mẫu thanh toán chọn Biễu mẫu 08b gộp chung hoặc tách riêng ra từng bảng.

Chọn loại hợp đồng thanh toán

# 2.2. Bước 2: Nhập thông tin hợp đồng và các hệ số định mức tỉ lệ

Thông tin chung của công trình cần nhập vào sheet Thông số Ts.

# 2.3. Bước 3: Tạo biểu giá hợp đồng

Vì sạo phải tạo biểu giá hợp đồng?

Phần mềm cần có số liệu đầu vào để tính toán. Trước đó Nhà thầu đấu thầu, thương thảo và ký hợp đồng xây dựng. Khi thi công có khối lượng hoàn thành thì mới làm hồ sơ yêu cầu thanh toán. Như vậy số liệu ký hợp đồng sẽ phải nhập vào phần mềm để làm điểm xuất phát tính toán.

Phần mềm Quyết toán GXD có chức năng lập giá thầu, nếu bạn có file đã trúng thầu, ký hợp đồng giờ dùng để làm tiếp thanh quyết toán thì thật là thuận lợi. Bởi nhiều khi tạo lại biểu giá hợp đồng sẽ rất khó khăn, vì bạn khó lần ra được tại sao lúc đấu thầu lại tính ra giá trị như thế!

Giả sử bạn không có file ký hợp đồng, thì giờ bạn sẽ phải khôi phục lại số liệu.

Bạn vào sheet Biểu giá hợp đồng nhập mã hiệu đơn giá vào cột mã hiệu đơn giá hoặc tìm mã hiệu bằng từ khóa tương tự như phần mềm Dự toán GXD hoặc Dự thầu GXD, sau đó chỉnh lại tên và đơn vị, khối lượng, đơn giá công việc theo như hợp đồng đã ký kết.

Bảng Biểu giá hợp đồng

# 2.4. Bước 4: Tạo các giai đoạn thanh toán

Chọn menu Thanh toán, Kích chọn lệnh Tạo giai đoạn thanh toán hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + W

Tạo giai đoạn thanh toán

Tiến hành nhập các giá trị kích thước, khối lượng cho các công việc trong giai đoạn.

Trên thanh menu tích vào tùy chọn Hiện/ ẩn để hiện các cột diễn giải khối lượng đang bị ẩn ra. Sau đó nhập khối lượng thanh toán lần 1

Việc nhập khối lượng có nhiều cách:

  • Nhập trực tiếp khối lượng nghiệm thu đợt này vào cột Q
  • Kích vào lệnh Ẩn/Hiện diễn giải để nhập khối lượng theo DxRxC
  • Chèn dòng xuống phía dưới công việc để nhập diễn giải khối lượng, phần mềm sẽ tự đặt công thức để tính ra kết quả ở cột Q
Lệnh hiện ẩn diễn giải khối lượng hoàn thành

Ta thu được bảng Khối lượng hoàn thành cho giai đoạn 1 như sau:

Bảng khối lượng hoàn thành giai đoạn 1-bai-tap-hop-dong-tron-goi

Tương tự, ta thực hiện lệnh Tạo giai đoạn thanh toán cho các lần tiếp theo (giai đoạn 2 và giai đoạn 3) và thực hiện tương tự việc nhập kích thước, khối lượng, phần mềm cho ra các giai đoạn thanh toán tiếp theo.

# 2.5. Bước 5: Tạo Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Phụ lục 08b) cho các giai đoạn thanh toán

Trong quá trình tạo Bảng khối lượng các giai đoạn thanh toán, phần mềm đồng thời đã tự động tạo ra các Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng cho từng giai đoạn tương ứng.

Chuyển sang sheet 08b để kiểm tra kết quả cho từng giai đoạn

Kết quả thanh toán giai đoạn theo mẫu số 08b

# 2.6. Bước 6: Xuất bảng giá trị đề nghị thanh toán

Sau khi có Phụ lục 08b cho các giai đoạn thanh toán, vào menu Quyết toán -> Xuất bảng giá trị đề nghị thanh toán.

Lệnh Xuất bảng đề nghị thanh toán

# 2.7. Bước 7: Kiểm tra, in ấn

Cuối cùng, thực hiện lại kiểm tra các bảng biểu đã tạo và tiến hành in ấn thành bộ hồ sơ thanh quyết toán.

Bảng tổng hợp Giá trị đề nghị thanh toán

# II. LẬP HỒ SƠ THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG THEO ĐƠN GIÁ CỐ ĐỊNH

# 1. Đề bài

Yêu cầu: Lập và hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán cho giai đoạn nghiệm thu theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP. Biết thông tin trong hợp đồng như sau:

  • Công trình: Thi công xây dựng nhà dân dụng tại Hà Nội.
  • Gói thầu: Thi công hệ thống móng
  • Biểu giá hợp đồng được lập thành từ Danh mục công việc theo Bảng 1. Đơn giá đầy đủ xác định theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.
  • Giá vật tư theo Bảng 2.
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định.
  • Thanh toán theo 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 và 2: Thanh toán giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng trong Bảng 3.

  • Giai đoạn 3: Thanh toán giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng theo Bảng 4.

  • Tạm ứng hợp đồng: 20% giá trị hợp đồng. Thu hồi tạm ứng từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khối lượng hoàn thành đạt 80%.

Bảng 1. Danh mục công việc

STT MÃ HIỆU TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1 AB.11443 Đào móng cột đất cấp III 176,230
2 AF.11111 Bê tông lót, đá 4x6 vữa BT mác 100 108,712
3 AF.11213 Bê tông móng, đá 1x2 vữa BT mác 200 249,368
4 AF.61110 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤10mm tấn 131,600
5 AF.61120 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤18mm tấn 82,600

Bảng 2. Bảng giá trị vật tư

STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG GIÁ VẬT TƯ HỢP ĐỒNG THÀNH TIỀN
A Vật liệu 3.741.441.563
1 Cát vàng đổ bê tông 194,95 189.000 33.576.925
2 Đá 1x2 218,54 214.000 48.025.609
3 Đá 4x6 100,96 186.000 18.931.784
4 Dây thép kg 2881,34 19.000 75.969.600
5 Nước lít 64.826,83 5 295.929
6 Que hàn kg 383,26 18.600 7.128.710
7 Thép tròn D≤10mm kg 132258,00 16.010 2.117.450.580
8 Thép tròn D≤18mm kg 84.252,00 15.718 1.324.272.936
9 Xi măng PC30 kg 98.442,21 1.045 114.167.042
Vật liệu khác % 1.622.449
B Nhân công 636.877.093
10 Nhân công 3,0/7 (nhóm 1) công 266,11 219.746 165.160.951
11 Nhân công 3,0/7 (nhóm 1) công 423,04 219.746 471.716.142
Nhân công 3,5/7 (nhóm 2) công 2048,24 240.298
C Máy thi công 65.608.857
12 Đầm bàn 1Kw ca 9,68 245.712 2.188.955
13 Đầm dùi 1,5Kw ca 22,19 249.620 5.125.425
14 Máy cắt uốn cắt thép 5Kw ca 79,07 254.124 18.725.198
15 Máy hàn điện 23Kw ca 92,51 379.458 30.382.791
16 Máy trộn bê tông 250l ca 34,02 293.645 9.186.487

Bảng 3. Nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo hợp đồng

STT MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG NGHIỆM THU
GĐ1 GĐ2
1 AB.11443 Đào móng cột đất cấp III 50,820 125,410
2 AF.11111 Bê tông lót, đá 4x6 vữa BT mác 100 55,808 52,904
3 AF.11213 Bê tông móng, đá 1x2 vữa BT mác 200 132,912 116,456
4 AF.61110 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤10mm tấn 23,700 107,900
5 AF.61120 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤18mm tấn 24,450 58,150

Bảng 4. Nghiệm thu khối lượng phát sinh (Giai đoạn 3)

STT MÃ HIỆU NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1 AF.11111 Bê tông lót, đá 4x6 vữa BT mác 100 12,1
2 AF.61110 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤10mm tấn 15,39
3 AF.61120 Lắp dựng cốt thép, đường kính ≤18mm tấn 20,3
4 AF.11233 Bê tông móng, đá 2x4 vữa bê tông mác 200 14,5

# 2. Thực hiện

# 2.1. Bước 1: Khởi động phần mềm

# 2.2. Bước 2: Chọn cơ sở dữ liệu

Thực hiện lệnh: Hồ sơ / Chọn cơ sở dữ liệu / Chọn dữ liệu Hà Nội

# 2.3. Bước 3: Nhập thông tin công trình

Vào sheet thông số Ts lần lượt nhập các thông tin

  • Thông tin chung
  • Thông tin dự án gói thầu và các định mức tỷ lệ
  • Loại công trình: Công trình dân dụng
Nhập số liệu đầu vào của hợp đồng theo đơn giá cố định
Tỷ lệ thanh toán tạm ứng theo hợp đồng

# 2.4. Bước 4. Chọn mẫu phân tích đơn giá đầy đủ

Vào menu Hồ sơ / Các tùy chọn / Chọn mẫu theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD và Thông tư số 02/2020/TT-BXD như hình

Chọn mẫu phân tích đơn giá đầy đủ

# 2.5. Bước 5. Chọn loại hợp đồng và thông tư áp dụng tạo phụ lục thanh toán

  • Áp dụng biểu mẫu thanh toán: Biểu mẫu 08b: gộp chung hợp đồng và phát sinh vào 1 bảng
  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng đơn giá cố định

# 2.6. Bước 6. Nhập danh mục công việc

Vào sheet Biểu giá hợp đồng nhập lần lượt mã hiệu đơn giá, tên công việc, và khối lượng như hình

Nhập danh mục công việc thanh toán HĐ đơn giá cố định

Sau khi nhập xong danh mục công việc, đơn giá chi tiết cũng đã được tự động tạo thành:

Phân tích lại đơn giá của hợp đồng

# 2.7. Bước 7. Tổng hợp vật tư và nhập giá vật liệu

Vào menu Dự thầu / Tổng hợp vật tư

Bảng tổng hợp vật tư được tạo, tiến hành nhập giá vật liệu theo yêu cầu

Lệnh Tổng hợp vật tư trên menu Dự thầu
Tổng hợp vật tư, nhập giá vật liệu hợp đồng

# 2.8. Bước 8. Tạo giai đoạn thanh toán, nhập khối lượng hoàn thành giai đoạn

Vào menu Thanh toán => 1. Tạo giai đoạn thanh toán

Tạo giai đoạn thanh toán hợp đồng đơn giá cố định
Nhập khối lượng hoàn thành giai đoạn 1 hợp đồng đơn giá cố định

Tạo giai đoạn thanh toán của giai đoạn tiếp theo: làm tương tự như giai đoạn 1. Sau đó nhập khối lượng thanh toán giai đoạn 2

Nhập khối lượng hoàn thành giai đoạn 2 hợp đồng đơn giá cố định

# 2.9. Bước 9. Kiểm soát lại phụ lục 08b các giai đoạn thanh toán

Sau khi nhập khối lượng hoàn thành giai đoạn, phụ lục 08b tự động đã được tạo thành

Biểu 08b Giai đoạn 1 của hợp đồng đơn giá cố định
Biểu 08b Giai đoạn 2 của hợp đồng đơn giá cố định

# 2.10. Bước 10. Tạo giai đoạn thanh toán phần phát sinh

Thao tác: Vào menu Hợp đồng  Đưa công việc phát sinh sang bảng phụ lục hợp đồng

Đưa công việc phát sinh sang bảng phụ lục hợp đồng
Chọn công việc đưa sang phụ lục hợp đồng để làm thanh toán

Nhập khối lượng phát sinh của các công việc có đơn giá trong hợp đồng

Bảng phụ lục hợp đồng khi nhập số liệu vào

Sau đó nhập khối lượng thanh toán của các công việc này trong bảng khối lượng.

# 2.11. Bước 11. Thanh toán khối lượng phát sinh trong hợp đồng

Thao tác: Menu Thanh toán / Tạo giai đoạn thanh toán (lần 3) và nhập khối lượng nghiệm thu:

Bảng khối lượng thanh toán phát sinh

Thanh toán lần thứ 3 tự động được tạo bên sheet 08b:

Biểu mẫu 08b tự động dược tạo ra

# 2.12. Bước 12: Xuất bảng đề nghị quyết toán

Thao tác: Menu quyết toán / Xuất bảng đề nghị thanh toán

Bảng đề nghị thanh toán

# III. THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ ĐIỀU CHỈNH BÙ TRỪ TRỰC TIẾP

# 1. Đề bài

Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để lập bảng giá trị đề nghị thanh toán, hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán, quyết toán theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ với các thông tin sau:

  • Loại công trình: Công trình dân dụng.
  • Hình thức giá hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
  • Công trình: Xây dựng trụ sở làm việc Công ty Giá Xây Dựng Tp. HCM.
  • Hạng mục: Lắp đặt điện
  • Địa điểm: Quận 10 – TPHCM
  • Hợp đồng lắp đặt hệ thống điện tòa nhà làm việc GXD tại Quận 10 – TPHCM, hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Các giai đoạn nghiệm thu ứng với các thời điểm điều chỉnh.
  • Tạm ứng 20% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Thu hồi hết tạm ứng khi khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết.
  • Đơn giá lấy theo dữ liệu dữ liệu định mức 10 năm 2019 của Hồ Chí Minh HCM_DM_XD+LD+SC_TT10.2019_GCMKVI

BẢNG KHỐI LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ TRONG BIỂU GIÁ HỢP ĐỒNG

STT MÃ ĐƠN GIÁ TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ HỢP ĐỒNG THÀNH TIỀN
1 BA.13102 Lắp đặt đèn ốp trần D250 bộ 500 263.982 131.990.802
2 BA.13103 Lắp đặt đèn thoát hiểm Exit bộ 200 1.224.193 244.838.616
3 BA.18202 Lắp đặt ổ đôi, ổ ba chấu cái 150 165.051 24.757.695
4 BA.14402 Ống nhựa chìm HDPE D20 m 1500 54.538 81.807.308
5 BA.19503 Công tơ điện 1 pha cái 600 14.439.622 8.663.773.159
6 BA.17204 Vỏ tủ điện tầng 400x600 cái 100 118.320 11.831.961
##### TỔNG CỘNG 9.158.999.542

BẢNG KHỐI LƯỢNG NGHIỆM THU CÁC GIAI ĐOẠN

STT MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
HỢP ĐỒNG GĐ1 GĐ2
1 BA.13102 Lắp đặt đèn ốp trần D250 bộ 500 260 240
2 BA.13103 Lắp đặt đèn thoát hiểm Exit bộ 200 120 80
3 BA.18202 Lắp đặt ổ đôi, ổ ba chấu cái 150 70 80
4 BA.14402 Ống nhựa chìm HDPE D20 m 1500 800 700
5 BA.19503 Công tơ điện 1 pha cái 600 360 240
6 BA.17204 Vỏ tủ điện tầng 400x600 cái 100 60 40

BẢNG GIÁ VẬT TƯ TẠI THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH GIAI ĐOẠN 2

Đơn vị tính: đồng
STT MSVT Tên vật tư Đơn vị Giá tại hiện trường
1 V30007 Automat 1 pha ≤50A cái 95.200
2 V30984 Chao chụp bộ 50.000
3 V31063 Đèn chống nổ bộ 1.021.000
4 V31071 Đèn sát trần có chụp bộ 125.000
5 V31196 Kim thu sét dài 1,5m cái 10.000.000
6 V31426 Ổ cắm bốn cái 75.000
7 V31571 Ống nhựa đường kính ≤27mm m 5.100
8 V10712 Que hàn kg 21.500
9 N03357 Nhân công 3,5/7 - nhóm 3 công 250.000
10 M112.4001 Máy hàn 14Kw ca 355.000
11 M112.1701 Máy khoan bê tông 0,62kW ca 21.004

# 2. Bài giải:

  • Nghiên cứu đề bài

  • Hợp đồng đơn giá điều chỉnh bù trừ trực tiếp ; giá trị chênh lệch về giá vật liệu, nhân công và máy thi công tại thời điểm điều chỉnh của khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu được phép điều chỉnh so với giá vật liệu, nhân công và máy thi công tại thời điểm gốc.

  • Thời điểm điều chỉnh là kết thúc giai đoạn 1, đơn giá điều chỉnh tại giai đoạn 2.

  • Tạm ứng 20% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Thu hồi hết tạm ứng khi khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết.

  • Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để tính giá trị thanh quyết toán của hợp đồng

# 2.1. Bước 1: Mở phần mềm quyết toán GXD, chọn CSDL, lưu file

Cách 1: Kích đúp vào biểu tượng Quyet toan GXD trên màn hình Desktop

Shortcut 4 phần mềm trên Desktop

Cách 2: Vào menu Start của Windows sau đó chọn All programs / Quyet toan GXD

Cách 3: Vào thư mục C:\Quyettoan GXD kích đúp vào file QuyettoanGXD.exe

Sau khi khởi động thì phần mềm có giao diện như sau:

Phần mềm Quyết toán GXD khi mới khởi động

# 2.2. Bước 2: Lưu file định dạng *.xlsm

Các bạn lưu file Quyết toán với đuôi dạng . xlsm vì đây dạng thông dụng của Excel. Không lưu loại .xlsx , .xlsb hoặc . xls sẽ bị lỗi hàm khối lượng, đọc số thành chữ khó chỉnh sửa.

Lựa chọn lưu đúng loại file Quyết toán

# 2.3. Bước 3: Chọn cơ sở dữ liệu

Cách 1: Hồ sơ/Chọn cơ sở dữ liệu

Lệnh Chọn cơ sở dữ liệu

Cách 2: Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shif+D

Hộp thoại Chọn cơ sở dữ liệu hiện ra, ta chọn dữ liệu của địa phương nơi mà công trình ta đang lập dự toán được xây dựng, rối nhấn "Kết thúc". Trong bài này do công trình có địa điểm thi công tại Hồ Chí Minh nên ta chọn dữ liệu Định mức HCM_DM_XD+LD+SC_TT10.2019_GCMKVI

Hộp thoại chọn cơ sở dữ liệu

# 2.4. Bước 4: Nhập thông tin ban đầu về hợp đồng ở sheet Ts

Nhập thông tin Công trình, hạng mục, chủ đầu tư địa điểm thi công, loại công trình, định mức tỷ lệ và thông số hợp đồng.

Sheet Ts để nhập các thông tin chung về công trình
  • Chủ đầu tư tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, thu hồi hết tạm ứng sau khi đạt 80% khối lượng. Nhập tỷ lệ tạm ứng tại sheet TS
Nhập số liệu tạm ứng thanh toán

# 2.5. Bước 5: Chỉnh sửa tùy chọn

Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Ở đề bài này, các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng đơn giá cố định.

Thao tác: Hồ sơ/Các tùy chọn tích chọn phù hợp theo tính chất của đề bài

Hộp thoại tùy chọn

# 2.6. Bước 6: Nhập danh mục công việc tại sheet Bieu gia hop dong

Tại sheet Biểu giá hợp đồng nhập lần lượt mã hiệu đơn giá, tên công việc, và khối lượng như hình dưới. Quá trình làm thường xuyên Ctrl+S để lưu dữ liệu.

Hợp đồng sử dụng bộ dữ liệu định mức theo TT10 của Hồ Chí Minh HCM_DM_XD+LD+SC_TT10.2019_GCMKVI nên khi đưa mã hiệu, tên công việc và khối lượng ta tiến hành tra lại đơn giá để tránh sai lệch số do làm tròn. Các thao tác nhập tại sheet Bieu gia hop dong.

Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift+V để copy mẫu biểu giá hợp đồng để phần mềm tự động chèn thêm dòng, phù hợp với biểu mẫu hợp đồng mặc định trong phần mềm.

Copy biểu mẫu hợp đồng vào phần mềm

Để tra lại đơn giá ta sử dụng menu Tiện ích tại thanh công cụ. Thao tác: Tiện ích / Tra đơn giá. Lựa chọn hộp thoại tra đơn giá như sau.

Thao tác tra cứu lại đơn giá
Tùy chọn tra lại đơn giá

Phần mềm Quyết toán GXD sẽ tự động đánh lại số thứ tự, tra lại đơn giá theo bộ đơn giá HCM_DM_XD+LD+SC_TT10.2019_GCMKVI , xuất bảng đơn giá chi tiết các công tác có trong hợp đồng.

Kết quả biểu giá hợp đồng sau khi tra lại đơn giá như sau:

Biểu giá hợp đồng hoàn chỉnh

Phân tích đơn giá chi tiết như sau (dưới đây là đơn giá chi tiết của công tác 1)

Bảng phân tích đơn giá chi tiết của công tác

# 2.7. Bước 7: Tổng hợp vật tư theo hợp đồng

Thao tác: Dự thầu / Tổng hợp vật tư

Bước tổng hợp vật tư hợp đồng đơn giá điều chỉnh

Kết quả tổng hợp vật tư theo khối lượng lũy kế trong hợp đồng:

Bảng Tổng hợp vật tư

# 2.8. Bước 8: Tạo giai đoạn thanh toán lần 1

Theo đề bài hợp đồng thanh toán theo 2 giai đoạn với bảng khối lượng đã được nghiệm thu. Để tạo giai đoạn thanh toán ta thực hiện các thao tác sau: Từ sheet Bieu gia HD nhấn chọn: Thanh toán / Tạo giai đoạn thanh toán(có thể dùng phím tắt Ctrl+W). Công việc này để tạo giai đoạn thanh toán thứ nhất. Kết quả ta có được tại sheet KL hoan thanh như sau:

Lệnh Tạo giai đoạn thanh toán

Kết quả bảng nghiệm thu giai đoạn như sau:

Bảng nghiệm thu khối lượng thi công

Phần mềm Quyết toán GXD được xây dựng trên nền Excel, có thể tuỳ ý chèn thêm dòng để diễn giải khối lượng một cách dễ dàng, tuy nhiên cần chú ý chèn cả cột hoặc hàng để tránh lỗi hàm. Nhập khối lượng nghiệm thu ở giai đoạn 1 thực hiện như sau:

Nhập khối lượng nghiệm thu giai đoạn 1

Sau khi nhập xong khối lượng nhiệm thu giai đoạn 1, phần mềm sẽ tự động liên kết và tính toán số liệu cho Biểu mẫu 08b.

Bảng xác định giá trị đề nghị thanh toán

Khi tạo giai đoạn thanh toán 1, tiến hành thanh toán điều chỉnh giá. Thao tác: Thanh toán/ 4. Thanh toán điều chỉnh giá. Phần mềm tự động đổ dữ liệu sang sheet TH vat tu dieu chinh

Thao tác thanh toán điều chỉnh giá
Bảng tổng hợp vật tư giai đoạn

Tuy nhiên ở giai đoạn 1, phần mềm chưa có điều chỉnh nên ta giữ nguyên giá như giá vật tư tại thời điểm gốc, kí kết hợp đồng.

# 2.9. Bước 9: Tạo các giai đoạn thanh toán lần 2 và nhập khối lượng hoàn thành

Tạo giai đoạn và nhập khối lượng hoàn thành công việc ở giai đoạn 2 tương tự như thực hiện ở giai đoạn 1.

Bảng nghiệm thu khối lượng thu ở giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, giá vật tư được điều chỉnh theo phương pháp bù trừ trực tiếp. Bạn tiến hành nhập giá trong bảng giá vật tư điều chỉnh vào đúng giai đoạn điều chỉnh như sau:

Bảng tổng hợp vật tư giai đoạn 2

Đơn giá điều chỉnh trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công nên đơn giá điều chỉnh không thay đổi chi phí đuôi. Khi nhập giá điều chỉnh bù trừ trực tiếp, phần mềm quyết toán GXD sẽ tự động link sang sheet 08b và tính giá trị điều chỉnh

Kiểm soát khối lượng đơn giá, giá trị thanh toán các giai đoạn tại sheet Kiem soat

Bảng kiểm soát khối lượng và giá trị thực hiện

# 2.10. Bước 10: Xuất bảng đề nghị thanh toán và quyết toán.

  • Xuất bảng đề nghị thanh toán
  • Thao tác: Quyết toán/ Xuất bảng đề nghị thanh toán

Tại sheet này ta nhập ngày đề nghị thanh toán theo tiến độ hoàn thành công việc ở các giai đoạn. Kết quả hiển thị tại sheet De nghi thanh toan (hình dưới là bảng giá trị thanh toán của giai đoạn 2). Cần điền đầy đủ thông tin ngày tháng bảng đề nghị thanh toán cho phù hợp vs tiến độ thực hiện giai đoạn.

  • Xuất bảng đề nghị quyết toán
  • Thao tác: Quyết toán/ 2. Xuất bảng để nghị quyết toán

Sau khi thanh toán tất cả giai đoạn, hoàn thành giá trị hợp đồng thì tiến hành quyết toán hợp đồng, được kết quả như sau:

Bảng khối lượng giá trị quyết toán

# IV. THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ ĐIỀU CHỈNH BẰNG HỆ SỐ

# 1. Đề bài

yêu cầu: Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để lập bảng giá trị thanh toán, hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán, quyết toán theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ với các thông tin sau:

  • Loại công trình: Công trình giao thông.
  • Hình thức giá hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
  • Công trình: Đường nội bộ khu công nghiệp thị xã Bắc Giang
  • Hạng mục: Nền đường
  • Hợp đồng thi công xây dựng đường nội bộ KCN Thị xã Bắc Giang, hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với các giai đoạn điều chỉnh theo quý (3 tháng 1 lần). Giả thiết hệ số Pn=1,03; các giai đoạn nghiệm thu ứng với các thời điểm điều chỉnh.
  • Tạm ứng 20% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (672.912.188 đồng). Thu hồi hết tạm ứng khi khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết.

PHỤ LỤC KHỐI LƯỢNG KÈM THEO HỢP ĐỒNG

Đơn vị tính: đồng
STT MÃ ĐƠN GIÁ TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ HỢP ĐỒNG THÀNH TIỀN
1 AB.81121 Vét bùn 15.351,140 38.332 588.443.319
2 AB.31123 Đào nền đường đất cấp III 211,341 33.455 7.070.342
3 AB.31122 Đào nền đường đất cấp II 6.019,280 27.356 164.664.363
4 AB.11722 Đánh cấp, đất cấp II 367,920 130.240 47.918.039
5 AB.11833 Đào khuôn đường, đất cấp III 3.160,310 282.187 891.799.918
6 AA.21451 Phá dỡ kết cấu mặt đường BTXM cũ 698,450 922.208 644.115.968
7 AB.64123 Đắp đất nền đường, K=0,95 48.017,420 17.233 827.491.589
8 AB.64124 Đắp đất nền đường, độ chặt yêu cầu K=0,98 9.390,000 20.560 193.057.400
TC TỔNG CỘNG 3.364.560.939
  • Thanh toán theo 5 giai đoạn với bảng nghiệm thu khối lượng như sau:

BẢNG KHỐI LƯỢNG NGHIỆM THU CÁC GIAI ĐOẠN

STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
HỢP ĐỒNG GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5
1 Vét bùn m3 15.351,14 9.425,1 5.780,500 0 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
2 Đào nền đường đất cấp III m3 211,341 211,341 0 0 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
3 Đào nền đường đất cấp II m3 6.019,28 2.045,6 3.973,677 0 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
4 Đánh cấp, đất cấp II m3 367,92 0 200,1 167,82 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
5 Đào khuôn đường, đất cấp III m3 3.160,31 0 2.360,5 799,809 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
6 Phá dỡ kết cấu mặt đường BT XM cũ m3 698,45 698,450 0 0 0 0
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
7 Đắp đất nền đường, độ chặt yêu cầu K=0,95 m3 48.017,42 0 0 12.352,5 15.360,30 19.103
--- --- --- --- --- --- --- --- ---
8 Đắp đất nền đường, độ chặt yêu cầu K=0,98 m3 9.390 0 0 0 4.310 4.998
--- --- --- --- --- --- --- --- ---

# 2. Bài giải:

  • Nghiên cứu đề bài

  • Khôi phục lại biểu giá hợp đồng

  • Lập các bảng tính giá trị thanh toán giai đoạn, quyết toán khối lượng hoàn thành theo biểu mẫu 08b Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

  • Đề bài yêu cầu tính giá trị thanh toán, hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán từng giai đoạn, quyết toán. Biểu mẫu đề nghị thanh toán sử dụng Mẫu số 08b Nghị định số 11/2020/NĐ-CP

  • Hợp đồng thi công xây dựng đường nội bộ KCN Thị xã Bắc Giang, hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với các giai đoạn điều chỉnh theo quý (3 tháng 1 lần). Giả thiết hệ số Pn=1,03; các giai đoạn nghiệm thu ứng với các thời điểm điều chỉnh.

  • Trường hợp Điều chỉnh cho tất cả các yếu tố chi phí (Điều chỉnh cả vật liệu, nhân công, máy thi công), hệ số "Pn" được xác định như sau:

Theo hình thức này chi phí đuôi cũng đổi theo Pn. Do vậy hợp đồng đơn giá điều chỉnh sử dụng hệ số điều chỉnh cũng tương đương với điều chỉnh cả công việc theo giai đoạn.

  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh sử dụng hệ số giá.

  • Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để tính giá trị thanh quyết toán của hợp đồng

# 2.1. Bước 1: Mở phần mềm quyết toán GXD

Cách 1: Kích đúp vào biểu tượng Quyet toan GXD trên màn hình Desktop

Shortcut 4 phần mềm trên Desktop

Cách 2: Vào menu Start của Windows sau đó chọn All programs / Quyet toan GXD

Cách 3: Vào thư mục C:\Quyettoan GXD kích đúp vào file QuyettoanGXD.exe

Sau khi khởi động thì phần mềm có giao diện như sau:

Phần mềm Quyết toán GXD mở file mới

# 2.2. Bước 2: Lưu file định dạng *.xlsm

Các bạn lưu file Quyết toán với đuôi dạng . xlsm vì đây dạng thông dụng của Excel. Không lưu loại .xlsx , .xlsb hoặc . xls sẽ bị lỗi hàm khối lượng, đọc số thành chữ khó chỉnh sửa.

Lưu file Quyết toán

# 2.3. Bước 3: Thiết lập tùy chọn

Trong trường hợp này phải chọn: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh/Sử dụng chỉ số giá để điều chỉnh giá và Gộp chung vào 1 bảng

Hộp thoại tùy chọn

# 2.4. Bước 4: Nhập thông tin ban đầu về hợp đồng ở sheet Ts

Tại sheet TS, nhập thông tin Công trình, hạng mục, chủ đầu tư địa điểm thi công, loại công trình, định mức tỷ lệ và thông số hợp đồng. Tỷ lệ tạm ứng giữ nguyên là 20%.

Nhập các số liệu đầu vào, thông tin chung về công trình

# 2.5. Bước 5: Tạo danh mục công việc tại sheet Bieu gia hop dong

Tại sheet Biểu giá hợp đồng, bạn copy paste danh mục công việc bao gồm: mã hiệu, tên công việc, đơn vị, khối lượng hợp đồng, đơn giá hợp đồng.

Sheet Biểu giá hợp đồng

Để tạo lại biểu giá hợp đồng, bạn kích vào Hợp đồng/Tạo lại biểu giá hợp đồng

Lệnh Tạo lại biểu giá hợp đồng

Kết quả sau khi tạo lại biểu giá hợp đồng như sau:

Số liệu Biểu giá hợp đồng sau khi khôi phục

# 2.6. Bước 6: Tạo giai đoạn thanh toán

Theo đề bài hợp đồng thanh toán theo 5 giai đoạn với bảng khối lượng đã được nghiệm thu. Để tạo giai đoạn thanh toán ta thực hiện các thao tác sau: Từ sheet Bieu gia HD nhấn chọn: **Thanh toán / 1. Tạo giai đoạn thanh toán **. Công việc này để tạo giai đoạn thanh toán thứ nhất. Kết quả ta có được tại sheet KL hoan thanh như sau:

Thao tác tạo giai đoạn thanh toán
Thao tác tạo giai đoạn thanh toán
Bảng nghiệm thu khối lượng thi công ở giai đoạn 1-bai-tap-bu-he-so

Sau đó bạn nhấp khối lượng nghiệm thu giai đoạn 1 vào cột Khối lượng nghiệm thu đợt này (R) ở trong bảng.

Phần mềm quyết toán GXD căn cứ biểu mẫu 08b Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước dùng để lập và hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán, xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán. Sau khi nhập xong khối lượng của các giai đoạn thanh toán kết quả được link trực tiếp sang sheet 08b như sau (biểu mẫu 08b tại giai đoạn 1):

Biểu mẫu 08b giai đoạn 1-bai-tap-bu-gia-he-so

# 2.7. Bước 7: Tạo các giai đoạn thanh toán tiếp theo và nhập khối lượng hoàn thành và nhập hệ số điều chỉnh Pn.

Tạo giai đoạn thanh toán và nhập khối lượng hoàn thành công việc ở các giai đoạn sau tương tự như thực hiện ở giai đoạn 1.

  • Tại phụ lục của thông tư 07/2016/TT-BXD về "Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng." Có quy định:
  • "Trường hợp Điều chỉnh cho tất cả các yếu tố chi phí (Điều chỉnh cả vật liệu, nhân công, máy thi công), hệ số "Pn" được xác định như sau:

  • Trong đó:
  • Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện hành (tại thời Điểm Điều chỉnh) tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,...) cho thời gian "n", được xác định trong Khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng.
  • Lo, Eo, Mo,…: Là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,...), được xác định trong Khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng."

# 2.8. Bước 8: Thanh toán điều chỉnh giá

Để thực hiện thanh toán điều chỉnh giá của hợp đồng đơn giá điều chỉnh, bạn thao tác lệnh Thanh toán/Thanh toán điều chỉnh giá. Phần mềm sẽ tự động hiện sheet Chi so gia

Thanh toán điều chỉnh giá

Hợp đồng thi công xây dựng đường nội bộ KCN Thị xã Bắc Giang, hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với các giai đoạn điều chỉnh theo quý (3 tháng 1 lần). Giả thiết hệ số Pn=1,03; các giai đoạn nghiệm thu ứng với các thời điểm điều chỉnh. Các hệ số điều chỉnh này sẽ nhập trực tiếp tại sheet Chi so gia.

Tuy nhiên do đề bài đã cho sẵn Pn nên ta không cần đi xác định theo các chỉ số Ln, En, Mn, Lo, Eo, Mo mà nhập hệ số điều chỉnh giá cho từng công tác tại sheet Chi so gia như sau:

Nhập chỉ số giá cho các giai đoạn
  • Kiểm tra tại giai đoạn 2 sheet 08b được kết quả như sau:
Đơn giá bổ sung của giai đoạn thanh toán 2-bai-tap-bu-he-so
  • Chú ý khi nhập chỉ số giá: Do hợp đồng điều chỉnh với các giai đoạn điều chỉnh theo quý (3 tháng 1 lần) với hệ số Pn=1,03; các giai đoạn nghiệm thu ứng với các thời điểm điều chỉnh. Tuy nhiên phần mềm GXD lại mặc định lấy giai đoạn 1 làm gốc. Vì vậy chỉ số giá Pn(t)= Pnt-1. Cụ thể, chỉ số giá ở giai đoạn 3 = 1,03^2 = 1,0609. Tính toán tương tự với các giai đoạn còn lại. Sau đó bạn nên kiểm tra đơn giá bổ sung tại sheet Biểu mẫu 08b tương tự như giai đoạn 1.

# 2.9. Bước 9: Xuất bảng đề nghị thanh toán và quyết toán.

  • Xuất bảng đề nghị thanh toán
  • Thao tác: Quyết toán/Xuất bảng đề nghị thanh toán

Tại sheet này ta nhập ngày đề nghị thanh toán theo tiến độ hoàn thành công việc ở các giai đoạn. Kết quả hiển thị tại sheet De nghi thanh toan (hình dưới là bảng giá trị thanh toán của giai đoạn 1).

  • Xuất bảng đề nghị quyết toán

Thao tác: Quyết toán/ 2. Xuất bảng để nghị quyết toán

Sau khi thanh toán tất cả giai đoạn, hoàn thành giá trị hợp đồng thì tiến hành quyết toán hợp đồng để hoàn thành ví dụ.

# V. THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ ĐIỀU CHỈNH CÓ PHÁT SINH NGOÀI HỢP ĐỒNG

# 1. Yêu cầu

Anh/ chị Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD hoặc Excel để:

  • Lập bảng tính toán giá trị thanh toán, hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán cho giai đoạn nghiệm thu trên và quyết toán giá trị hoàn thành theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP
  • Lập bảng tính toán giá trị thanh toán, hoàn thiện các biểu mẫu thanh toán cho giai đoạn nghiệm thu trên khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng với các số liệu có ở bảng dưới.
  • Biết rằng các thông tin từ hợp đồng xây dựng đã ký như sau:
    • Loại công trình: Công trình dân dụng.
    • Hình thức giá hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
    • Công trình: Xây dựng trụ sở làm việc Công ty Giá Xây Dựng.
    • Hạng mục: Trung tâm lập trình phần mềm GXD.
    • Địa điểm: Thành phố Vinh – Nghệ An
    • Đơn giá lấy theo dữ liệu đơn giá NgheAn 2020.
    • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh có 5 công việc trong biểu giá hợp đồng với khối lượng và đơn giá cho như bảng đi kèm.
    • Giá vật tư cho khối lượng phát sinh được điều chỉnh theo bảng giá vật tư đi kèm.
    • Tạm ứng hợp đồng: 20% giá trị hợp đồng. Thu hồi tạm ứng từng lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khối lượng hoàn thành đạt 80%.

BẢNG KHỐI LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ TRONG BIỂU GIÁ HỢP ĐỒNG

Đơn vị tính: đồng
STT MÃ HIỆU TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG HỢP ĐỒNG ĐƠN GIÁ HỢP ĐỒNG THÀNH TIỀN HỢP ĐỒNG
1 AF.11112 Bê tông lót móng, đá 4x6 M150 16,150 1.093.654 17.662.507
2 AF.81111 SXLD tháo dỡ ván khuôn móng 100m² 8,900 12.544.240 111.643.740
3 AF.61110 SXLD cốt thép móng đường kính <=10mm tấn 2,100 18.808.364 39.497.565
4 AF.61120 SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm tấn 7,600 18.624.422 141.545.609
5 AF.11215 Bê tông móng đá 1x2 M300 125,500 1.413.576 177.403.827
TỔNG CỘNG 487.753.247
LÀM TRÒN 487.753.000

BẢNG KHỐI LƯỢNG NGHIỆM THU CÁC GIAI ĐOẠN

STT MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
HỢP ĐỒNG GĐ1 GĐ2
1 AF.11112 Bê tông lót móng, đá 4x6 M150 16,150 7,15 9,00
2 AF.81111 SXLD tháo dỡ ván khuôn móng 100m² 8,900 8,9 0
3 AF.61110 SXLD cốt thép móng đường kính <=10mm tấn 2,100 0,7 1,4
4 AF.61120 SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm tấn 7,600 3,3 4,3
5 AF.11215 Bê tông móng đá 1x2 M300 125,500 45,5 80

BẢNG KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH

STT MHDG NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
Hợp đồng Thực hiện
1 AF.81141 Sản xuất lắp dựng tháo dỡ ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn xà dầm, giằng 100m² 2,1 2,1

BẢNG GIÁ VẬT TƯ CHO PHẦN PHÁT SINH

Xác định được bản vật tư tại thời điểm phát sinh, chế độ tiền lương xác định theo chính sách hiện hành của nhà nước. Đơn giá vật tư như sau:

STT MSVT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ THÔNG BÁO
1 V10447 Gỗ ván 4.700.000
2 V10435 Gỗ đà nẹp 5.050.000
3 V10432 Gỗ chống 5.100.000
4 V10329 Đinh kg 21.000

# 2. Thực hiện

  • Nghiên cứu đề bài:

  • Hợp đồng đơn giá điều chỉnh phát sinh ngoài hợp đồng (phát sinh công tác không nằm trong hợp đồng)

  • Đơn giá nhân công của các công tác phát sinh lấy theo bộ đơn giá NgheAn2020_XD+LD+SC. Giá vật liệu lấy theo đơn giá kí kết của chủ đầu tư và nhà thầu.

  • Tạm ứng hợp đồng: 20% giá trị hợp đồng. Thu hồi tạm ứng từng lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khối lượng hoàn thành đạt 80%.

  • Là hợp đồng xây dựng móng nên chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% giá trị hợp đồng để bảo hành.

  • Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để tính giá trị thanh quyết toán của hợp đồng

# 2.1. Bước 1: Mở phần mềm Quyết toán GXD, chọn CSDL, lưu file

Cách 1: Kích đúp vào biểu tượng Quyet toan GXD trên màn hình Desktop

ShortCut phần mềm Quyết toán GXD

Cách 2: Vào menu Start của Windows sau đó chọn All programs / Quyet toan GXD

Cách 3: Vào thư mục C:\Quyettoan GXD kích đúp mở file QuyettoanGXD.exe

Sau khi khởi động thì phần mềm có giao diện như sau:

Sheet để nhập số liệu đầu vào bắt đầu làm thanh quyết toán

# 2.2. Bước 2: Lưu file định dạng *.xlsm

Các bạn lưu file Quyết toán với đuôi dạng . xlsm đây là dạng file của Excel có hỗ trợ các hàm viết thêm của phần mềm Quyết toán GXD như: hàm khối lượng, điều khiển menu chuột phải... Chú ý : Bạn không lưu loại .xlsx, .xlsb hoặc .xls sẽ bị lỗi hàm khối lượng, đọc số thành chữ khó chỉnh sửa.

Lưu file Quyết toán dạng xlsm

# 2.3. Bước 3: Chọn cơ sở dữ liệu

Chọn cơ sở dữ liệu địa phương sẽ có vài tác dụng như: có thể sử dụng được những giá gốc của các loại vật liệu mà ta không có giá, sử dụng hệ số điều chỉnh theo văn bản của địa phương.

Cách 1: Hồ sơ/Chọn cơ sở dữ liệu

Lệnh Chọn cơ sở dữ liệu

Cách 2: Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shif+D

Hộp thoại Chọn cơ sở dữ liệu hiện ra, ta chọn Tải dữ liệu, sau đó tải dữ liệu Nghệ An về.

Hộp thoại chọn cơ sở dữ liệu

Sau khi tải dữ liệu Nghệ An xong, tích chọn bộ NgheAn2020_XD+LĐ+SC và bấm đồng ý

Tích chọn bộ cơ sở dữ liệu để sử dụng

# 2.4 Bước 4: Nhập thông tin ban đầu về hợp đồng ở sheet Ts

Nhập thông tin Công trình, hạng mục, chủ đầu tư địa điểm thi công, loại công trình, định mức tỷ lệ và thông số hợp đồng.

Nhập thông tin chung về công trình
Nhập thông thông tin tạm ứng thanh toán theo hợp đồng
  • Tạm ứng hợp đồng: 20% giá trị hợp đồng. Thu hồi tạm ứng từng lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khối lượng hoàn thành đạt 80%.

# 2.5 Bước 5: Thiết lập các tùy chọn

Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Ở đề bài này, các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng đơn giá cố định.

Thao tác: Hồ sơ Các tùy chọn , trong hộp thoại Tùy chọn hiện ra Hợp đồng đơn giá điều chỉnh. Ở đây ta chọn áp dụng biểu mẫu thanh toán: Biểu mẫu 08b: Gộp chung hợp đồng và phát sinh vào 1 bảng

Hộp thoại lựa chọn hình thức hợp đồng

# 2.6. Bước 6: Nhập số liệu đầu vào phục vụ thanh toán và kiểm soát chi phí

Nhập danh mục công việc tại sheet Biểu giá hợp đồng

Phần mềm nào cũng cần số liệu đầu vào (input) để xử lý và cho kết quả đầu ra (output). Ngay sau khi ký hợp đồng, file số liệu ký hợp đồng vẫn còn "nóng hổi", Chủ đầu tư – Ban QLDA - Tư vấn quản lý dự án nên đốc thúc Nhà thầu nhập ngay số liệu vào phần mềm Quyết toán GXD để thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành, theo dõi và kiểm soát khối lượng, số liệu thanh toán xuyên suốt. QS của Nhà thầu cũng cần chủ động việc này. File số liệu cần được lưu trữ bảo quản cẩn thận, theo dõi và bổ sung thông tin liên tục qua các thời kỳ, đảm bảo được bàn giao lại cho người tiếp quản khi có sự thay đổi người.

Hợp đồng sử dụng dữ liệu đơn giá NgheAn2020_XD+LĐ+SC

Cách 1: Tại sheet Biểu giá hợp đồng nhập lần lượt mã hiệu đơn giá, tên công việc, và khối lượng như hình dưới. Quá trình làm thường xuyên Ctrl+S để lưu dữ liệu.

Sau khi tra xong mã hiệu đơn giá bạn, bạn sửa lại tên công việc và nhập khối lượng công việc theo biểu giá hợp đồng, bạn được sheet Biểu giá hợp đồng như hình dưới đây:

Biểu giá hợp đồng nhập số liệu theo đề bài cho

Cách 2: Copy 4 cột mã hiệu đơn giá, tên công việc, Đơn vị và khối lượng hợp đồng vào sheet Biểu giá hợp đồng

Dữ liệu copy dán vào biểu giá hợp đồng

Để tra lại đơn giá bạn sử dụng menu Tiện ích tại thanh công cụ. Thao tác: Tiện ích / Tra lại biểu giá hợp đồng:

Lệnh Tra lại biểu giá hợp đồng

Sau đó 1 hộp thoại tra cứu đơn giá hiển thị, bạn tích chọn như ảnh:

Chọn các số liệu tra lại đơn giá

Chú ý: cần tra lại cả đơn vị tính rồi sau đó đổi đơn vị theo Biểu giá hợp đồng. Nếu khi tra lại bạn vẫn giữ đơn vị thì đơn giá chi tiết do phần mềm đổ ra công việc tra ra có đơn vị quy định trong định mức dẫn đến sai lệch; Tuy nhiên, ở bài này trong biểu giá hợp đồng sử dụng đơn giá theo định mức nên không cần đổi đơn vị tính. Kết quả biểu giá hợp đồng sau khi tra lại đơn giá như sau:

Biểu giá hợp đồng hoàn chỉnh

Phân tích đơn giá chi tiết như sau (dưới đây là đơn giá chi tiết của công tác số 1, các công tác khác tương tự):

Bảng phân tích đơn giá chi tiết của công tác

Thực hiện thanh toán và kiểm soát chi phí

# 2.7. Bước 7: Tạo giai đoạn thanh toán

Theo đề bài hợp đồng thanh toán theo 5 giai đoạn với bảng khối lượng đã được nghiệm thu. Để tạo giai đoạn thanh toán ta thực hiện các thao tác sau: Từ sheet Bieu gia HD nhấn chọn: Thanh toán / 1. Tạo giai đoạn thanh toán (có thể dùng phím tắt Ctrl+W). Công việc này để tạo giai đoạn thanh toán thứ nhất. Kết quả ta có được tại sheet KL hoan thanh như sau:

Thao tác tạo giai đoạn thanh toán

Bạn nhập vào khối lượng nghiệm thu ở giai đoạn 1 theo số liệu đề bài cho.

Nhập khối lượng nghiệm thu giai đoạn 1

Sau khi nhập xong khối lượng của giai đoạn 1, kết quả được link trực tiếp sang sheet 08b như sau (Mẫu số 08b tại giai đoạn 1):

Biểu 08b xác định khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng

# 2.8. Bước 8: Tạo các giai đoạn thanh toán lần 2

Tạo giai đoạn và nhập khối lượng hoàn thành công việc ở giai đoạn 2 tương tự như thực hiện ở giai đoạn 1.

Khối lượng nghiệm thu ở giai đoạn 2

Do trong giai đoạn này có phát sinh công việc nên tại giai đoạn 2, bạn nhập mã hiệu công việc phát sinh ở sheet phụ lục hợp đồng (phần công việc phát sinh chưa có trong đơn giá hợp đồng) và tiến hành tra mã như ở sheet Biểu giá hợp đồng và nhập khối lượng:

Nhập khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng
  • Đơn giá nhân công công tác phát sinh lấy theo bộ đơn giá NgheAn2020_XD+LĐ+SC. Giá vật liệu lấy theo đơn giá kí kết của chủ đầu tư và nhà thầu:
STT MSVT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ THÔNG BÁO
[1] [2] [3] [4] [5]
1 V10447 Gỗ ván 2.200.000
2 V10435 Gỗ đà nẹp 2.050.000
3 V10432 Gỗ chống 2.100.000
4 V10329 Đinh kg 21.000

Để nhập đơn giá phát sinh thực hiện các thao tác sau: Thanh toán/ Đưa công tác phát sinh ngoài sang bảng khối lượng

Lệnh đưa công tác phát sinh sang bảng khối lượng

Phần mềm sẽ hiện lên 1 cửa sổ cho bạn chọn công tác phát sinh cần đưa sang bảng khối lượng, và chọn giai đoạn để đưa công tác đó sang (ở bài này công việc phát sinh nằm trong giai đoạn 2 nên bạn chọn giai đoạn 2):

Hộp thoại để chọn các công tác phát sinh đưa sang làm thanh toán

Sau đó bạn tiếp tục chạy lệnh: Menu thanh toán/Thanh toán phát sinh

Lệnh Thanh toán phát sinh

Công việc phát sinh sẽ tự động có trong sheet phụ lục 08b:

Các công việc phát sinh được tính toán giá trị

# 2.9. Bước 9: Tổng hợp vật tư, nhập đơn giá phát sinh ngoài hợp đồng

Tổng hợp vật tư phát sinh ngoài hợp đồng

Thao tác: Hợp đồng  Tổng hợp vật tư phát sinh

Lệnh Tổng hợp vật tư ngoài hợp đồng
Bảng tổng hợp vật tư công tác phát sinh ngoài hợp đồng

Nhập đơn giá khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng tại sheet DGPS ngoai HD như hình dưới.

  • Đơn giá nhân công công tác phát sinh lấy tự động theo dữ liệu của Nghệ An. Giá vật liệu lấy theo đơn giá kí kết của chủ đầu tư và nhà thầu. Bạn nhập giá vật tư như sau:
Nhập đơn giá chi tiết công tác phát sinh ngoài hợp đồng

Đơn giá tự động link về sheet DGPS ngoai HD:

Đơn giá chi tiết công tác phát sinh ngoài hợp đồng

Kích chọn sheet 08b về xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán:

Phụ lục 08b bảng giá trị khối lượng công việc giai đoạn 2

# 2.10. Bước 10: Xuất bảng đề nghị thanh toán và quyết toán.

# 2.10.1. Xuất bảng đề nghị thanh toán

Bạn dùng lệnh: Quyết toán > Xuất bảng đề nghị thanh toán

Sheet Đề nghị thanh toán bình thường để ẩn, sau lệnh này bạn nhập ngày đề nghị thanh toán theo tiến độ hoàn thành công việc ở các giai đoạn. Kết quả hiển thị tại sheet De nghi thanh toan (hình dưới là bảng giá trị thanh toán của giai đoạn 2). Cần điền đầy đủ thông tin ngày tháng bảng đề nghị thanh toán cho phù hợp với tiến độ thực hiện giai đoạn. Có thể bạn cần căn chỉnh lại 1 chút cho phù hợp với các biểu mẫu quy định hiện hành.

Bảng đề nghị thanh toán

# 2.10.2. Xuất bảng đề nghị quyết toán

Nếu số liệu bạn nhập vào, thực hiện thanh toán và theo dõi xuyên suốt thì việc suốt số liệu ra phục vụ quyết toán khá thuận lợi. So với trước khi dùng Excel thì bạn phải sao chép, cắt, dán, link các ô tính toán… nói chung phải xử lý số liệu khá nhiều, thì nay công việc có thể được phần mềm Quyết toán GXD xuất kết quả cho bạn hoàn thành từ 80%-100% các báo cáo cần thiết.

Sau khi thanh toán tất cả giai đoạn, hoàn thành giá trị hợp đồng thì tiến hành quyết toán hợp đồng. Bạn dùng lệnh: Quyết toán > 2. Xuất bảng để nghị quyết toán sẽ được kết quả như sau:

Bảng khối lượng giá trị quyết toán

# 3.11. Bước 11: In hồ sơ thanh, quyết toán

Bạn tiến hành kiểm tra, căn chỉnh lại các biểu mẫu. Bạn có thể dùng lệnh In của Excel hoặc dùng lệnh in ở menu Tiện ích của phần mềm Quyết toán GXD để in hồ sơ.

# PHẦN 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THANH QUYẾT TOÁN

# Có nên làm chung cả thanh toán với điều chỉnh giá chung 1 file không?

Câu hỏi: Phần mềm Quyết toán GXD có đủ các chức năng làm thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng. Nhưng tôi sợ là số liệu làm thanh toán và điều chỉnh giá của nhiều giai đoạn đưa vào chung 1 file sẽ rất lớn và chạy chậm. Giải pháp nên là như thế nào?

Trả lời: Tùy từng hợp đồng xây dựng với số liệu công việc, số liệu khối lượng, số liệu các giai đoạn mà bạn quyết định làm tất cả trong 1 file hay không.

  • Nếu hợp đồng nhỏ, số lượng công việc ít, số liệu ít bạn có thể làm chung trong 1 file.

  • Nếu hợp đồng lớn, đầu công việc nhiều, số liệu khối lượng nghiệm thu đề nghị thanh toán các giai đoạn cũng nhiều, số liệu điều chỉnh giá cũng nhiều thì bạn nên tạo ra nhiều file.

Phần mềm Quyết toán GXD có nhiều chức năng: bạn có thể tạo ra file làm thanh toán các giai đoạn, tạo ra các file lập dự toán phát sinh, tạo ra file tính toán điều chỉnh giá, cho tất cả vào 1 thư mục để quản lý. Vì file phần mềm Quyết toán GXD là file Excel, nên khi cần tổng hợp số liệu, bạn có thể mở tất cả các file lên bằng Excel và link dữ liệu các file vào với nhau để xử lý ra số liệu bạn cần.

# Nhập diễn giải phần lũy kế giá trị thực hiện đến hết kỳ trước

Câu hỏi: Tôi đang làm hồ sơ thanh toán phần thân, thì có phải phần lũy kế đến hết kỳ trước phải bằng khối lượng phần móng đã hoàn thành hay không?

Trả lời: Kỳ thanh toán trước nếu đã thanh toán xong phần móng (và chưa thêm phần nào khác) thì lũy kế đến hết kỳ trước phải bằng khối lượng phần móng.

# Nhập diễn giải phần lũy kế giá trị thanh toán trong phụ lục 03.a hoặc biểu mẫu 08b

Câu hỏi: Chỉ tiêu Lũy kế giá trị thanh toán trong phụ lục 03.a/08b phải bao gồm cả giá trị tạm ứng mà nhà thầu đã nhận của Chủ đầu tư đúng hay không?

Trả lời:

Lũy kế giá trị thanh toán có thể tách thành 2 phần:

Thanh toán tạm ứng: là số tiền mà chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu số tiền tạm ứng theo điều khoản của hợp đồng chưa được thu hồi đến hết kỳ trước trừ đi chiết khấu tiền tạm ứng cộng phần thanh toán tạm ứng (nếu có)

Thanh toán khối lượng hoàn thành: là số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết kỳ trước cộng với chiết khấu tiền tạm ứng, cộng phần thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành kỳ này.

Nếu không tách thành 2 phần, tức theo biểu mẫu Phụ lục 03.a của Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc Biểu mẫu 08b của Nghị định 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì lũy kế giá trị thanh toán được xác định là lũy kế giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành theo hướng dẫn trên.

# Cách thể hiện trong phụ lục 03.a (PL03.a) khi hợp đồng quy định thanh toán 90% giá trị khối lượng hoàn thành

Câu hỏi: Trường hợp hợp đồng quy định thanh toán 90% khối lượng hoàn thành, khi đó giá trị đề nghị thanh toán kỳ này và thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ điền thông tin như thế nào?

Trả lời:

Trong phụ lục 03.a: Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này và Thanh toán khối lượng hoàn thành: khối lượng đã thực hiện có thể là 95% hoặc 100% thì ở PL3a chúng ta điền khối lượng vào đầy đủ.

Việc hợp đồng ký kết thanh toán 90% khối lượng hoàn thành, giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Chủ đầu tư phê duyệt PL03.a cho giá trị là 5 tỷ (100%), nhưng chỉ thanh toán 90% giá trị là 4,5 tỷ, lập "giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư" gửi Kho bạc thì Chủ đầu tư đề nghị thanh toán 4,5 tỷ.Khi đủ điều kiện thanh toán toàn bộ lúc đó hồ sơ có Phụ lục 3a thể hiện giá trị 5 tỷ ở Kho bạc, và chỉ cần lập "giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư" 500 triệu mà không cần làm lại thủ tục và PL03.a nữa.

Việc thu lại 10% bảo hành, thì khi làm thanh toán lần 1, giai đoạn bảo hành chưa chính thức bắt đầu.

Trường hợp 2: PL03.a được lập với 90% giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành. Ghi ở dưới cùng của bảng theo quy định hợp đồng chỉ thanh toán 90%, nên đề nghị kho bạc chỉ chuyển giá trị là 90%*5 tỷ.

# Tự tạo biểu mẫu thanh toán trong hồ sơ thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành

Câu hỏi: Nếu thêm một biểu mẫu thanh toán tự tạo kẹp vào hồ sơ thì có vi phạm không?

Trả lời: Không có quy định cấm, nhưng cần liên hệ để có sự hướng dẫn của Kho bạc, tránh phải làm lại hồ sơ thanh toán do thừa/sai quy cách.

Ví dụ: Trường hợp hồ sơ quyết toán gồm:

Lũy kế giá trị thanh toán (theo phụ lục 03a) là 2 tỷ.

Lũy kế giá trị thanh toán theo phụ lục 04 là 0,5 tỷ.

Khi đó giá trị quyết toán hợp đồng là 2,5 tỷ thì giá trị này sẽ được ghi trong biểu mẫu nào. Vì trong 03a; 04 không có vị trí điền thông tin này?

Phụ lục 03.a vẫn là 2 tỷ (theo hợp đồng), Phụ lục 04 vẫn là 0,5 tỷ (theo phụ lục hợp đồng), không phải điền vào vị trí nào nữa.Từ 2 Phụ lục này chủ đầu tư sẽ lập "giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư" gửi Kho bạc cho cả 2 khoản. Hoặc lập hai "giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư" cùng lúc đều được.

# Lập hồ sơ quyết toán cho trường hợp đã thanh toán giai đoạn trước với khối lượng hoàn thành chưa chính xác, cần điều chỉnh lại.

Câu hỏi: Chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu khối lượng hoàn thành:

Thanh toán đợt 1 giá trị 1 tỷ, thanh toán đợt 2 giá trị 1 tỷ.

Tuy nhiên, đến kỳ quyết toán, khối lượng còn phải thanh toán là 500 triệu, chủ đầu tư phát hiện ra hồ sơ thanh toán đợt 1 & đợt 2 của nhà thầu sai khối lượng, nên phải giảm trừ 300 triệu.

Vậy khi đó giá trị quyết toán thực tế là 2,2 tỷ sẽ được trình bày theo mẫu biểu như thế nào, phần giảm trừ đó điền vào cột nào, biểu mẫu nào?

Trả lời:

Khi làm thanh toán các đợt Kho bạc không bắt buộc bạn phải ghi tất cả các loại công việc của hợp đồng mà chỉ ghi những loại công việc thanh toán ở giai đoạn đó. Trường hợp trong ví dụ trên xảy ra thường xuyên trong các dự án, khi gặp sự cố phải trừ lại khối lượng thanh toán giai đoạn thì trong đợt thanh toán tiếp theo chỉ cần ghi khối lượng âm cho những công việc giảm trừ đó.

Lúc đó ví dụ thanh toán đợt này của bạn là 1 tỷ thì sau khi trừ những công việc âm thì còn 700 triệu, phần còn lại bạn ghi bình thường.

# Khi nào khối lượng công việc được coi là phát sinh và dùng Phụ lục 04?

Câu hỏi: Giả sử trường hợp nhà thầu ký hợp đồng đơn giá, khối lượng thực tế. Khối lượng trong hợp đồng ban đầu ký kết là 50m3 bê tông. Trong quá trình thực tế thi công, bản vẽ thiết kế không thay đổi nhưng do khối lượng hợp đồng thiếu, nên thực tế thi công hết 55m3, có biên bản xác nhận tại công trường. Khi đó 5m3 chênh lệch có được xem là phát sinh và có dùng phụ lục 04 hay không?

Trả lời: Đây là trường hợp phát sinh khối lượng công việc có đơn giá trong hợp đồng. 5m3 chênh lệch là khối lượng phát sinh, sử dụng phụ lục 04 để lập giá trị thanh toán cho phần phát sinh này.

# Những việc cần thực hiện khi phát hiện có phát sinh ngoài hợp đồng

Câu hỏi: Khi phát hiện có phát sinh ngoài hợp đồng, các bên cần phải làm gì?

Trả lời: Phát sinh ngoài hợp đồng có thể do nhiều nguyên nhân như: Đo bóc khối lượng thiếu/lập dự toán thiếu đầu việc/Thiết kế thiếu hoặc thay đổi.

Thông thường khi phát hiện có phát sinh thì bên B phải thông báo ngay cho bên A, lập dự toán phát sinh để phê duyệt, ký phụ lục hợp đồng để thi công.

Những khối lượng trong trường hợp này sau khi thi công xong, tổng hợp lại thành một bảng khối lượng, có biên bản A-B xác nhận và lập dự toán phát sinh, thẩm tra, phê duyệt (nếu không vượt tổng vốn đầu tư) ký phụ lục hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định: Nếu khối lượng hoàn thành được nghiệm thu>20% khối lượng theo hợp đồng thì được thỏa thuận lại đơn giá, có phải lập lại dự toán (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác)

Trường hợp khối lượng có sai so với dự toán: Khối lượng phát sinh lớn hơn. Mỗi công việc lại có sai khác, tổng hợp lại khối lượng tăng theo biên bản nghiệm thu và lập lại dự toán bổ sung.

# Quy định về trình 3 báo giá có dấu đỏ khi trình duyệt đơn giá phát sinh

Câu hỏi: Khi trình duyệt đơn giá phát sinh có yêu cầu bắt buộc nhà thầu trình 3 báo giá có dấu đỏ hay không, nếu có thì căn cứ theo thông tư, nghị định nào ?

Trả lời: Chủ đầu tư và nhà thầu cần thực hiện để đảm bảo tính trung thực, chính xác của nguồn gốc giá vật liệu đầu vào khi lập đơn giá.

Theo ghi chú thông thường trong các Công bố giá vật liệu địa phương của Liên Sở Tài chính – Xây dựng thông thường có đề cập: "Các loại vật liệu khác không có trong công bố giá thì chủ đầu tư và bên nhận thầu xây lắp phải có bảng giải trình cụ thể về quy cách, đặc tính kỹ thuật, mức giá thời điểm mua, địa điểm mua phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại, chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng, đồng thời phù hợp với thời gian thi công công trình đó và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của việc này".

# Xử lý trường hợp đề nghị thanh toán khi chưa có biên bản nghiệm thu

Câu hỏi: Trường hợp đề nghị thanh toán chưa làm được biên bản nghiệm thu nhưng muốn thanh toán thì ghi mục Căn cứ xác định: Biên bản nghiệm thu số ….. ngày… tháng… năm.… của PL03.a như thế nào?

Trả lời: Cần khẳng định thanh toán khi chưa nghiệm thu là làm sai với quy định. Tuy nhiên có một số trường hợp, do sự phức tạp phát sinh từ thực tế do con người, do thời gian, do kế hoạch vốn năm trước, năm sau… do đó sẽ xảy ra tình huống chưa nghiệm thu nhưng phải thanh toán, chuyển tiền. Trường hợp này khi nộp PL03.a không cần kèm theo gì để chứng minh chỉ cần ghi số ngày tháng năm của Biên bản nghiệm thu giai đoạn đó. Vì thế trường hợp này phải "khớp hồ sơ". Nhưng lưu ý "khớp hồ sơ" cần có cơ sở và phù hợp tiến độ thi công.

# Điều chỉnh đơn giá hợp đồng trọn gói và hợp đồng đơn giá cố định

Câu hỏi: Hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định có được điều chỉnh đơn giá hợp đồng hay không?

Trả lời: Theo các quy định hiện hành, về nguyên tắc, hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định không được điều chỉnh giá. Tuy nhiên, với những hợp đồng ký kết trước ngày Thông tư 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực thì được điều chỉnh theo quy định của Thông tư này.

Trừ trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có thỏa thuận khác.Ví dụ đối với hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư và nhà thầu tự thỏa thuận về việc điều chỉnh đơn giá trong trường hợp có biến động đột biến về giá vật liệu. Có thể lấy trường hợp cụ thể: Gói thầu phần móng và thân thô tại Tòa nhà CC7- Khu đô thị Linh Đàm: Hợp đồng là hợp đồng đơn giá cố định, nhà thầu và chủ đầu tư đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng: "Trường hợp các vật liệu có biến động lớn hơn 10%, Nhà thầu sẽ làm các thủ tục trình giá vật liệu để Chủ đầu tư phê duyệt và điều chỉnh giá trong Hợp đồng."

# Thanh toán khối lượng công việc phát sinh với hợp đồng trọn gói

Câu hỏi: Thủ tục thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài thiết kế được duyệt đối với hợp đồng trọn gói như thế nào?

Trả lời:

Về vấn đề này có thể tham khảo tại:

Điều 18,19 Nghị định 48/2010/NĐ-CP.

Điểm e, Khoản 1.7, Điều 11; Khoản 18 Điều 11 – Thông tư 08/2016/TT-BXD của Bộ Tài chính.

Điều 53 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.

Nguyên tắc để được thanh toán:

Phải có biên bản nghiệm thu và xác nhận khối lượng phát sinh hoàn thành.

Phải có hoàn công phần phát sinh và các hồ sơ khác.

Phải có dự toán phần phát sinh để ký phụ lục hợp đồng.

Ký phụ lục hợp đồng để để có sơ sở thanh toán.

# Thanh toán cho những công việc đơn giá tạm tính

Câu hỏi: Với những công việc tạm tính vì chưa có đơn giá, việc thanh toán sẽ như thế nào?

Trả lời:

Thông thường hiện nay căn cứ vào các mã hiệu đơn giá, định mức của Nhà nước để lập thành đơn giá cho công việc thi công xây lắp.

Với hợp đồng trọn gói và hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán sẽ theo đơn giá trong hợp đồng. Với hợp đồng đơn giá điều chỉnh, các khối lượng công việc tạm tính sẽ được thanh toán phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư dựa trên các yếu tố đầu vào như:

Hóa đơn chứng từ, Phiếu nhập kho của Vật tư tạm tính đó.

Hợp đồng mua bán vật tư (nếu cần); Các báo giá thời điểm thi công (nếu cần).

Một số trường hợp có thể là chứng thư thẩm định giá của đơn vị thẩm định giá có chức năng. Hoặc là kết quả thẩm tra hoặc thẩm định đơn giá, giá vật liệu, giá nhân công, ca máy.

# Lập hồ sơ thanh toán tiền tạm ứng cho công việc mua vật liệu nhập về

Câu hỏi: Trường hợp Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu mua toàn bộ vật liệu chính trước để tránh việc trượt giá, sau đó việc thanh toán theo giai đoạn sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời: Trường hợp này cần có sự đồng ý của Chủ đầu tư trong chủ trương thanh toán:

Nhà thầu cần có công văn tờ trình xin Chủ đầu tư thanh toán tạm ứng

Chủ đầu tư đồng ý chủ trương thanh toán và yêu cầu Nhà thầu lập hồ sơ

Hồ sơ bao gồm: Khối lượng vật liệu nhập về công trường bao gồm phiếu nhập kho và hóa đơn chứng từ

Việc thanh toán do Chủ đầu tư xác nhận có thể là toàn bộ hoặc 80-90% tùy theo chủ trương;

Việc thanh toán với nhiều nhà thầu sẽ cần xem xét hóa đơn, chọn hóa đơn thấp nhất hoặc cần có việc thẩm định phê duyệt giá của Chủ đầu tư

Việc thanh toán giai đoạn về sau, đơn giá sẽ bỏ giá trị phần vật liệu chính đã được thanh toán trong các công tác nêu trên. Nhà thầu cần có giải pháp đàm phán với Chủ đầu tư về cách thức thanh toán để đỡ thiệt thòi nhất. Vì Nhà thầu có thể được hưởng những khoản chi phí đuôi đi kèm (Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi tính trước, chi phí xây dựng lán trại, nhà tạm)

# Chọn hình thức thanh toán giai đoạn khi thương thảo hợp đồng

Câu hỏi: Khi đàm phán hợp đồng, nhà thầu nên chọn hình thức thanh toán giai đoạn nào cho phù hợp?

Trả lời: Khi đàm phán các giai đoạn thanh toán, thông thường nhà thầu và chủ đầu tư cần căn cứ tiến độ cụ thể để thực hiện việc thanh toán, cụ thể:

Với hợp đồng trọn gói: Thanh toán là dạng TT tạm ứng nên Nhà thầu cần căn cứ mức vốn có thể huy động để xin thanh toán cho hợp lý.

Với hợp đồng đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, giá trị thanh toán cần phải căn cứ khối lượng thực tế hoàn thành. Không nên thỏa thuận thanh toán theo mốc thời gian: Ví dụ theo tháng, theo quý khối lượng công việc nhiều hay ít khác nhau, có thể hồ sơ không chuẩn bị kịp, việc thanh toán sẽ bị trượt mốc hơn nữa khối lượng thực hiện sẽ không tròn theo tầng hay theo cấu kiện.

Nên chọn hình thức thanh toán theo từng giai đoạn thi công cụ thể, ví dụ:

Phần thân tòa nhà 15 tầng, giá trị khoảng 80 tỷ, có thể chia như sau:

Đết hết tầng 3: Thanh toán tạm ứng khối lượng (thanh toán nhanh)

Đến hết tầng 6: Thanh toán tạm ứng khối lượng (thanh toán nhanh)

Đến hết tầng 9: Thanh toán giai đoạn hoàn thành

Đến hết tầng 12: Thanh toán tạm ứng khối lượng (thanh toán nhanh)

Đến hết tầng 15: Thanh toán giai đoạn hoàn thành

Hết phần xây thô tầng 15: Thanh toán nhanh lần cuối

Quyết toán

Lưu ý:

Thanh toán nhanh hay còn gọi là Thanh toán khối lượng hoàn thành, không bao gồm hoàn công.

Thanh toán giai đoạn hoàn thành là thanh toán bao gồm đầy đủ các hồ sơ như hoàn công, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.

# Tình huống kiểm toán nhà nước cắt giảm giá trị khối lượng hoàn thành đối với hợp đồng trọn gói

Câu hỏi: Nhà thầu B trúng thầu một gói thầu trụ sở Ngân hàng, ký kết với bên A hợp đồng trọn gói.

Sau khi đã nhận đủ tiền thanh toán 95% (5% giữ lại bảo hành theo quy định trong hợp đồng), Kiểm toán nhà nước phát hiện khối lượng bê tông và ván khuôn tầng 3, 4, 5 tính theo thực tế thấp hơn trong thiết kế với giá trị giảm khoảng 50 triệu. Vậy nhà thầu có bị giảm trừ giá trị thanh toán không? Ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc giảm trừ giá trị giá trị tính thừa này?

Trả lời: Theo quy định của Hợp đồng trọn gói tại:

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BXD

Hai bên đã ký hợp đồng trọn gói thì nhà thầu được thanh toán theo đúng giá trị trong hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Việc tính thiếu như đã nói ở trên do chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm.

# Tình huống thanh toán đơn giá điều chỉnh, lũy kế giá trị thanh toán lớn hơn giá trị hợp đồng ký kết ban đầu.

Câu hỏi: Giá trị hợp đồng A-B là 100 tỷ với hình thức hợp đồng đơn giá điều chỉnh. Có 5 đợt thanh toán, mỗi đợt 20 tỷ. Tuy nhiên sau khi thanh toán được 3 đợt, giá trị thanh toán đã đạt đến 75 tỷ. Đợt 4 có giá trị khoảng 25 tỷ, Chủ đầu tư đồng ý cho thanh toán tuy nhiên do giá trị thanh toán đạt đến 100 tỷ (vượt 95% theo quy định hợp đồng) nên phòng Kế toán bên A không chuyển tiền? Cần xử lý như thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp này cần có giải pháp như sau: A và B cần đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị, cụ thể có thể B lập một dự toán điều chỉnh để A phê duyệt và ký phụ lục hợp đồng, giá trị dự toán điều chỉnh cần căn cứ vào các giá trị đã thanh toán và các giá trị dự kiến sẽ thực hiện. Việc lập dự toán phải đảm bảo dự trù các yếu tố phát sinh để tránh phải lập và phê duyệt lại nhiều lần về sau.

# Sự khác nhau giữa biểu mẫu thanh toán theo Thông tư số 09/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng so với Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

Câu hỏi: Tại sao nhà thầu lại phải làm các biểu mẫu thanh toán theo Thông tư số 09/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng rồi Chủ đầu tư mới làm theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính nộp ra kho bạc, quy định ở đâu?

Trả lời: Không có quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện trình tự như trên. Nhưng trong nội dungThông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và Thông tư số 09/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng có sự khác nhau:

Biểu giá kèm theo hợp đồng là lấy nguyên phần giá dự thầu sau hiệu chỉnh vào làm hợp đồng. Tùy loại hợp đồng trọn gói hay theo đơn giá mà có thể cần phải điều chỉnh đơn giá. Ngoài ra còn phần phát sinh trong và ngoài hợp đồng, ngoài thiết kế có thể phải lập đơn giá mới. Biểu mẫu của 09/2016/TT-BXD mới có các biểu mẫu để làm việc này. Còn sau khi làm được những biểu mẫu theo Thông tư số 09/2016/TT-BXD, ra được khối lượng, đơn giá thì kế toán của chủ đầu tư hoàn thiện biểu mẫu theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC để mang ra kho bạc thanh toán hoặc theo Mẫu số 08b của Nghị định 11/2020-NĐ-CP

# Trường hợp thanh quyết toán công trình có phát sinh tăng và phát sinh giảm

Câu hỏi: Tôi đang làm quyết toán một công trình theo đơn giá cố định nhưng gặp khúc mắc như sau: Chủ đầu tư và nhà thầu đã ký phụ lục hợp đồng do điều chỉnh khối lượng trong đó có 2 phần riêng biệt: phát sinh tăng và phát sinh giảm. Tổng giá trị phát sinh là phát sinh tăng trừ đi phát sinh giảm.Vậy phần phát sinh giảm đưa vào phụ lục 03.a hay phụ lục 04? Nếu dùng biểu mẫu 08b thì sử dụng như thế nào ?

Trả lời:

  • Trường hợp sử dụng Phụ lục 03a và 04

Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì theo Thông tư số 08/2016/TT-BTCcủa Bộ Tài chính có quy định:

Phụ lục 03.a: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán

Phụ lục 04: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán.

Vậy: Phần phát sinh giảm có thể đưa vào phụ lục 03.a với giá trị âm, còn phần phát sinh tăng đưa vào phụ lục 04.

  • Trường hợp sử dụng Biểu mẫu 08b

Đối với tùy từng Kho bạc, có Kho bạc yêu cầu gộp phần trong hợp đồng và phần phụ lục phát sinh vào cùng 1 bảng 08b. Hoặc có Kho bạc yêu cầu ngược lại, tách phần trong hợp đồng và ngoài hợp đồng ra thành Biểu 08b khác nhau. Tùy từng trường hợp mà bạn lựa chọn cách trình bày phù hợp.

# Thanh quyết toán một lần cho khối lượng theo hợp đồng và phần phát sinh

Câu hỏi: Bên tôi lập hồ sơ quyết toán theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong đó có 2 phần là khối lượng theo hồ sơ dự thầu và khối lượng phát sinh, khối lượng phát sinh đã được ký phụ lục hợp đồng rồi. Bên tôi đề nghị thanh toán 1 lần vậy toàn bộ khối lượng đó tôi đưa vào PL03.a hayvẫn phải tách phần khối lượng phát sinh ra và đưa vào PL04?

Trả lời: Khối lượng bổ sung, phát sinh đều phải được thẩm định phê duyệt. Sau đó nhà thầu đề xuất đơn giá (khối lượng không có đơn giá trong hợp đồng cũ). Hai bên thỏa thuận sau đó ký phụ lục hợp đồng. Vì vậy không thể đưa phần phát sinh vào phụ lục 03a cùng với khối lượng hợp đồng đã ký kết.

Khối lượng phát sinh cần phải làm riêng ra và đi kèm theo là các biên bản nghiệm thu đã được các bên ký xác nhận khối lượng phát sinh để có cơ sở thanh toán.

# Thanh quyết toán khối lượng hoàn thành hợp đồng tư vấn theo tỷ lệ phần trăm (%)

Câu hỏi: Khi thanh quyết toán chi phí tư vấn, cụ thể là tư vấn giám sát thì hồ sơ thù tục thế nào? và có phải làm theo PL03.a hay không?

Trả lời:

Tiến hành lập hồ sơ thanh toán theo PL03.a, trong đó đầu mục têncông việc là tư vấn giám sát, khối lượng theo giá trị xây lắp, đơn giá tính theo tỷ lệ phần trăm quy định trong hợp đồng. Các phần diễn giải khác tuân theo quy định.

# TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
  • Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chỉnh phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
  • Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
  • Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
  • Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình
  • Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quyết toán GXD phiên bản 2021
  • Tài liệu đào tạo nghiệp vụ Thanh Quyết toán GXD của GXD JSC
  • Một số tài liệu, bài viết, tình huống trên diễn đàn giaxaydung.vn
  • Hướng dẫn khắc phục xử lý lỗi trên nghiemthuthanhtoan.com
  • Diễn đàn nghiệm thu thanh toán nghiemthuthanhtoan.net
  • Video thanh quyết toán trên kênh http://youtube.com/thanhquyettoan (opens new window)

Với thời gian và khả năng hữu hạn, nhóm tác giả mong chia sẻ một phần nào kiến thức và kinh nghiệm của mình tới các đồng nghiệp và độc giả. Hy vọng nhận được nhiều sự phản hồi, góp ý của bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn trong các tài liệu hướng dẫn xuất bản những lần sau.

Mọi thông tin đóng góp về nội dung tài liệu và phần mềm Quyết toán GXD, quý đồng nghiệp và độc giả vui lòng liên hệ:

Email: theanh@gxd.vn

Hotline: 0975 381 900

Địa chỉ: Số 124 – Nguyễn Ngọc Nại – Thanh Xuân – Hà Nội

Nhóm tác giả: Chủ biên: Ths Nguyễn Thế Anh Tham gia thực hiện: Ks. Vũ Phương Anh, Ks. Đỗ Chí Hiếu

CHÚC BẠN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ VỚI PHẦN MỀM QUYẾT TOÁN GXD!

Last Updated: 6/15/2021, 10:26:14 PM