CÔNG TY CP GIÁ XÂY DỰNG
NƠI ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CHỈ HUY TRƯỞNG UY TÍN NHẤT
Ghi danh với Ms Thu An 0985 099 938

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁ XÂY DỰNG
-------o0o-------
SỔ TAY CHỈ HUY TRƯỞNG
VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG
SỔ TAY LÀM HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG
Buildings and Constructions Site Works
Hà Nội - 2023

# I. LỜI NÓI ĐẦU

Để phấn đấu lên giám đốc quản lý dự án, chỉ huy trưởng, đứng ra làm cai, chủ thầu nhận khoán, "đầu cánh" hay kỹ thuật giỏi thì đầu tiên phải biết vào công trình thì làm những việc gì đã.

Sổ tay này dành cho chỉ huy trưởng và kỹ thuật thi công trực tiếp tại công trường. Cũng dành cho các chủ thầu, đội trưởng, cai, chủ thầu nhận khoán, "đầu cánh" và các bạn quan tâm (ví dụ: chủ nhà, chủ đầu tư, ban quản lý dự án biết để mà hình dung trình tự công việc).

Các bạn cán bộ kỹ thuật và cả công nhân muốn phấn đấu lên làm chủ cài qlcl.gxd.vn vào Mobi và có thể đọc ở bất kỳ đâu trên công trường. Chiêm nghiệm qua một vài công trình, học hỏi những người đi trước, kết hợp lý luận và thực tiễn để tiến lên.

Do đặc điểm xây dựng công trình là mỗi công trình mỗi khác, vì thế có thể không phải công trình nào cũng phải thực hiện tất cả các công việc như dưới đây hoặc có công trình thì có thêm các đầu việc khác. Bạn nắm cái sườn rồi "dĩ bất biến, ứng vạn biến" mà tùy chỉnh cho phù hợp với thực tế công trình của mình.

Khi bạn đọc tài liệu, nếu thấy vấn đề gì chưa ổn, xin đừng ngại góp ý / bổ sung cho tôi về địa chỉ theanh@gxd.vn hoặc nhắn tin trực tiếp inbox vào facebook Nguyễn Thế Anh (opens new window), tôi sẽ luôn hoan hỉ cầu thị để rà soát lại, cập nhật và biết ơn bạn.

# II. TRÌNH TỰ VÀ DANH MỤC NHỮNG ĐẦU CÔNG VIỆC CHÍNH

STT TÊN CÔNG VIỆC
I CẬP NHẬT THÔNG TIN
1 Nghiên cứu hợp đồng
2 Tìm hiểu hồ sơ đấu thầu
3 Đọc và nghiên cứu dự toán
4 Đọc và nghiên cứu bản vẽ
5 Đọc và nghiên cứu chỉ dẫn kỹ thuật (specs) của chủ đầu tư (CĐT) hoặc Tư vấn
6 Khảo sát hiện trường thi công
7 Nghiên cứu hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình và thủy văn
8 Khảo sát vùng miền
9 Thu thập thông tin (điện thoại, Zalo) của tất cả các bên liên quan (phụ trách điện khu vực, đường nước, cây xanh, đô thị, công an, cứu hộ, cứu nạn…)
10 Mở phần mềm QLCL GXD nhập thông tin vào sheet Thong tin và sheet Ky bien ban
II CHUẨN BỊ
A Phản hồi về khâu hồ sơ, thiết kế,…
1 Đề xuất với BCH, BGĐ những thiếu sót, sai lệch về khối lượng, đầu việc… trong dự toán công trình
2 Làm việc với TVGS, TVTK, CĐT để điều chỉnh những sai sót của dự toán công trình (nếu có)
3 Phát hiện và đề xuất với BCH, TVTK, TVGS và CĐT về những thiếu sót và bất hợp lý trong bản vẽ thiết kế
4 Làm việc với TVGS, TVTK, CĐT để điều chỉnh những sai sót của bản vẽ công trình (nếu có)
5 Đề xuất với BCH-BGĐ những thuận lợi và khó khăn đối với mặt bằng thi công
6 Đề xuất với BCH, TVTK, TVGS những quy định, tiêu chuẩn trong Specs không thể áp dụng được trong dự án (nếu có)
7 Đề xuất với BGĐ, BCH về những thuận lợi và khó khăn của yếu tố địa chất, thủy văn …
8 Đề xuất với BGĐ, BCH về những yếu tố thuận lợi và khó khăn của vùng miền nơi thi công
B BIỆN PHÁP THI CÔNG
1 Lập biện pháp thi công tổng thể, theo từng hạng mục và theo từng giai đoạn
2 Bàn bạc với BCH về những biện pháp, công nghệ thi công khó và phức tạp nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu
3 Đề xuất với BCH, BGĐ những biện pháp thi công tối ưu nhằm rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm vật tư
4 Biện pháp tổng mặt bằng thi công
5 Lập biện pháp thi công phần lán trại, nhà chỉ huy,…
6 Lập biện pháp thi công phần ngầm, biện phấp đóng cọc, khoan cọc, ép cọc, hệ chống đỡ…
7 Lập biện pháp thi công móng, biện tháp thi công phần đà giằng
8 Lập biện pháp thi công phần móng cẩu tháp
9 Lập biện pháp thi công phần bể nước, bể chứa, hố ga,…
10 Lập biện pháp thi công phần cột, vách thang máy, vách cứng,…
11 Lập biện pháp thi công phần dầm sàn, hộp kỹ thuật
12 Lập biện pháp thi công phần vì kèo, biện pháp thi công phần mái,…
13 Lập biện pháp thi công phần xây trát (xây tô)
14 Lập biện pháp thi công cầu thang, lan can, sê nô, lanh tô,…
15 Lập biện pháp thi công phần ME
16 Lập biện pháp thi công phần nền
17 Lập biện pháp thi công phần hoàn thiện, (Sơn, đá mài, ốp lát, trang trí,…)
18 Lập kế hoạch thi công phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật
19 Lập kế hoạch thi công hàng rào, an ninh, nhà bảo vệ,…
20 Lập biện pháp an toàn trong thi công theo từng biện pháp thi công cụ thể
21 Chủ động làm việc với các thầu phụ đội khoán về các biện pháp thi công
C KẾ HOẠCH THI CÔNG
1 Lập kế hoạch thi công tổng thể
2 Lập tiến độ thi công tổng thể
3 Lập tiến độ thi công chi tiết
4 Lập kế hoach vê nhân sự BCH, kế hoạch về nhân công
5 Lập kế hoạch thi công lán trại, nhà chỉ huy,…
6 Lập kế hoạch thi công phần ngầm, biện phấp đóng cọc, khoan cọc, ép cọc, hệ chống đỡ….
7 Lập kế hoạch thi công móng, biện tháp thi công phần đà giằng
8 Lập kế hoạch thi công phần móng cẩu tháp
9 Lập kế hoạch thi công phần bể nước, bể chứa, hố ga,…
10 Lập kế hoạch thi công phần cột, vách thang máy, vách cứng,…
11 Lập kế hoạch thi công phần dầm sàn, hộp kỹ thuật
12 Lập kế hoạch thi công phần vì kèo, biện pháp thi công phần mái,…
13 Lập kế hoạch thi công phần xây tô
14 Lập kế hoạch thi công cầu thang, lan can, sê nô, lanh tô,…
15 Lập kế hoạch thi công phần ME
16 Lập kế hoạch thi công phần nền
17 Lập kế hoạch thi công phần hoàn thiện (sơn, đá mài, ốp lát, trang trí,…)
18 Lập kế hoạch thi công phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật
19 Lập kế hoạch thi công hàng rào, an ninh, nhà bảo vệ,…
20 Lập kế hoạch thi công phù hợp với biện pháp thi công và tiến độ dự án
21 Lập kế hoạch huy động nhân lực phù hợp vói bảng tiến độ dự án đưa ra
22 Chủ động làm việc với các thầu phụ đội khoán về kế hoạch huy động nhân sự và kế hoạch thi công
23 Lập kế hoạch huy động máy móc, thiết bị và vật tư phù hợp với biện pháp thi công và tiến độ được lập của dự án
D TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1 Phối hợp với BCH xây dựng và ban hành các quy định, quy trình trên công trường
2 Phổ biến các quy định, quy phạm và quy trình trên công trình, CĐT, TVGS,…
3 Nắm rõ quy trình lao động sản xuất của BCH, BGĐ ở công trường
4 Nắm rõ các quy định, các nội quy của BCH, BGĐ để phổ biến cho thầu phụ và đội thi công
5 Lập sơ đồ tổ chức được sự chấp thuận của TVGS, CĐT
6 Các quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng
7 Quyết định thành lập các nhân sự BCH công trường
8 Các quyết định thành lập tổ bảo vệ bảo vệ công trường
9 Thông báo các đơn vị liên quan về nhân sự về bộ máy nhân sự, sơ đồ tổ chức,….
10 Mở phần mềm QLCL GXD tìm các biểu mẫu đi kèm tải về máy để soạn
E TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
1 Chuẩn bị phần mềm Dự toán GXD (opens new window) hay Dự thầu GXD (opens new window) hoặc Quyết toán GXD (opens new window)
2 Tính toán khối lượng toàn công trình (có thể dùng sheet Khối lượng của phần mềm QLCL GXD)
3 Điều chỉnh định mức phù hợp theo từng hạng mục theo biện pháp thi công được lập
4 Đưa khối lượng vào định mức để tính khối lượng vật tư và thiết bị
5 Phân tích giá thành vật tư, thiết bị cho từng hạng mục theo biện pháp thi công được lập
6 Tính toán chi phí nhân công của từng hạng mục
7 Xác định chủ trương điều chỉnh thiết kế
8 Tổng hợp giá thành sản xuất của toàn dự án
III CHUẨN BỊ THI CÔNG
A Công tác tạm
1 Xây dựng văn phòng BCH, lán trại công nhân, nhà vệ sinh…
2 Xây dựng các kho, bãi
3 Xây dựng cổng, nhà bảo vệ
4 Xây dựng hàng rào tạm
5 Thiết lập đường điện công nghiệp và điện sinh hoạt
6 Thiết lập đường nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
7 Triển khai làm đường tạm phục vụ cho thi công
8 Lắp dựng các bảng hiệu, biển báo,…
B Bố trí công trình
1 Chọn điểm để gởi cao độ, tọa độ cố định trong quá trình xây dựng
2 Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế
3 Lập sơ đồ bố trí các mốc của lưới khống chế
4 Kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc mốc khống chế
5 Định vị công trình
6 Lập lưới bố trí trục công trình
C Lắp đặt các thiết bị cố định phục vụ thi công
1 Xác định các vị trí lắp đặt các thiết bị cố định
2 Thiết kế, thi công hệ móng để đỡ thiết bị
3 Triển khai lắp đặt thiết bị
4 Kiểm định chất lượng thiết bị cố định
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG
A Mô tả, chỉ dẫn chi tiết (Detail)
1 Shop bản vẽ, Detail sắt để phục vụ gia công
2 Shop bản vẽ, Detail ván khuôn (cốp pha, coppha, coffa) để phục vụ gia công
3 Detail hệ thống điện nước
4 Shop bản vẽ ốp lát, đá mài
5 Shop bản vẽ nhôm kính
6 Shop bản vẽ tôn, vì kèo thép
7 Shop bản vẽ lan can cầu thang
8 Shop bản vẽ lợp mái tôn
B Kế hoạch chi tiết
1 Lập kế hoạch thi công tuần, ngày
2 Kế hoạch nhân sự theo tuần, ngày
3 Lập kế hoạch công nhân theo tuần, ngày
4 Lập kế hoạch nhập vật tư theo tuần, ngày
5 Lập kế hoạch nhập thiết bị theo tuần, ngày
C Triển khai thi công
1 Đo Trắc đạc, xác định tim trục, vị trí các hố móng
2 Đo Trắc đạc, xác định vị trí, cao độ cột, sàn
3 Cung cấp bản vẽ thi công, yêu cầu kỹ thuật cho thầu phụ
4 Cung cấp đày đủ các bản vẽ thi công phát sinh
5 Bố trí mặt bằng thi công, vị trí tập kết, gia công vật tư cho thầu phụ
6 Cung cấp thiết bị thi công, hướng dẫn sự dụng, yêu cầu và quy cách, quy chế sử dụng, cho thầu phụ
7 Hướng dẫn biện pháp thi công đào hố móng
8 Triển khai biện pháp thi công cốt thép, coppha móng
9 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông móng (Đổ, đầm,… Bê tông)
10 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông móng sau khi đổ
11 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha đà kiếng
12 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông đà kiềng (Đổ, đầm,… Bê tông)
13 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông đà kiếng
14 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha sàn
15 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông sàn (Đổ, đầm,… Bê tông)
16 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông sàn
17 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha cột
18 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông cột (Đổ, đầm,… Bê tông)
19 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông cột
20 Triển khai biện pháp, yêu cầu an toàn lao động cho tất cả các hạng mục
D Giám sát quá trình thi công
1 Giám sát chất lượng vật tư đầu vào (đúng nhà sản xuất, kích thước, chủng loại,…)
2 Bám sát quá trình thi công, giám sát thi công theo đúng kích thước bản vẽ
3 Giám sát chất lượng thi công của thầu phụ
4 Giám sát khối lượng thi công
5 Giám sát tiến độ thực hiện
6 Giám sát chất lượng thiết bị thi công trên công trình
7 Giám sát vệ sinh ở công trường
8 Giám sát an toàn lao động trong suốt quá trình thi công
9 Giám sát quá trình bảo dưỡng thành phảm sau khi thi công
10 Giám sát các chuyển vị bất lợi nếu có
E Nghiệm thu
1 Nghiệm thu nội bộ (CHT kết hợp với cán bộ KTTC nghiệp thu nội bộ các công tác đã xong)
2 Nghiệm thu công viêc với TVGS, CĐT, nghiệm thu tổng quát để bàn giao cho chủ đầu tư
3 Nghiệm thu MEP, vận hành chạy thử, danh mục các thiết bị bắt buộc phải kiểm định trước khi đưa vào sử dụng
V AN TOÀN LAO ĐỘNG
1 Bố trí hệ thống các nhãn, biển báo an toàn nhằm cảnh báo các mối nguy hiểm, chỉ ra những nơi không an toàn
2 Thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, trong đó phải thể hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ
3 Hướng dẫn người lao động các biện pháp để đảm bảo an toàn
4 Thứ 2 đầu tuần tổ chức huấn luyện và phổ biến các quy định về an toàn cho người lao động
5 Tuyệt đối tuân thủ các quy định kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng
6 Thường xuyên nhắc nhở công nhân mặc đồ bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn
7 Đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn kết cấu giàn giáo, đảm bảo an toàn đối với máy, thiết bị nâng hạ, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn phù hợp với quy mô, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường theo quy định
8 Lập phương án xử lý, ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng
9 Kiểm tra việc thực hiện biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn của thầu phụ
10 Dừng thi công và yêu cầu nhà thầu phụ khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn trong thi công xây dựng và có chế tài xử phạt trong hợp đồng nếu để xảy ra mất an toàn
11 Phải duy trì thường xuyên việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình
12 Báo cáo thường xuyên về tình hình an toàn lao động trong thi công xây dựng theo quy định
13 Thực hiện đầy đủ và kịp thời những biện pháp an toàn chung
14 Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lí trong quá trình thi công
15 Trên công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định. Các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên
16 Phải có giải pháp chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 m) xuống. Không được đổ vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới
17 Người lao động làm việc trên cao và dưới hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề. Không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề trên cao xuống
18 Tổ chức khám sức khoẻ đủ điều kiện làm việc, mua bảo hiểm bắt buộc, cấp phát bảo hộ lao động cho công nhân, cán bộ kỹ thuật của Ban chỉ huy (BCH)
19 Quyết định thành lập Ban an toàn công trường phụ trách công tác an toàn lao động, PCCC CHCN
20 Tổ chức đội phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ phù hợp với quy mô công trường
21 Bố trí tủ thuốc hoặc phòng y tế tại công trường
22 Tổ chức tổng vệ sinh hàng tuần, định kỳ 1 lần/1 tuần
VI HỒ SƠ
1 Nắm được hợp đồng chính thức được ký kết giữa các bên liên quan công trình
2 Nắm được yêu cầu của hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), cài qlcl.gxd.vn vào mobi, truy cập Nghị định 06/2021/NĐ-CP và xem phụ lục về hồ sơ hoàn thành công trình
3 Nắm được yêu cầu của bản vẽ hoàn công (truy cập qlcl.gxd.vn, chạm để mở Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem phụ lục về bản vẽ hoàn công)
4 Nghiên cứu quy định về nghiệm thu vật liệu đưa vào thi công, nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục, công trình
5 Giữ liên lạc với người làm thanh toán của đơn vị Chủ đầu tư, nhanh chóng thống nhất các loại biên bản mẫu (có mẫu duyệt) bao gồm: Biên bản nghiệm thu, mẫu nhật ký, lấy mẫu vật tư, thí nghiệm… (thống nhất mẫu bằng cách ký xác nhận vào mẫu biên bản)
6 Nhập số liệu vào phần mềm QLCL GXD để lập biên bản nghiệm thu, lập nhật ký thi công
7 Nắm được bản vẽ đã phê duyệt, dự toán đầu vào và lên danh mục công tác phát sinh (nêu rõ nguyên nhân), đưa ra hướng giải quyết
8 In từ phần mềm QLCL GXD các biên bản, theo dõi biên bản ký, các biên bản cần có thông qua danh sách (list) từng đầu mục và công việc
9 Bố trí các cặp file hồ sơ, danh mục đầy đủ tạo điều kiện cho các bộ phận khác tham chiếu hoặc tham khảo. Tạo điều kiện trong quá trình bàn giao công tác và nắm bắt hồ sơ cho người tiếp nhận
10 Sau khi tính toán khối lượng thanh toán đối chiếu với khối lượng của kỹ thuật hiện trường nhằm tránh sai sót
11 Số liệu nghiệm thu, thanh toán nhập vào phần mềm Quyết toán GXD (QS) để thanh toán hoặc QLCL GXD để nghiệm thu
12 Kết hợp với cán bộ kỹ thuật hiện trường để nắm giữ các phát sinh mới trong quá trình thi công tạo điều kiện chủ động trong công tác thanh quyết toán. Lưu trữ bản vẽ đã phê duyệt dùng thi công (bản gốc) và bản vẽ thay đổi thiết kế được phê duyệt (bản gốc) trong quá trình thi công
13 Vào https://qlcl.gxd.vn cập nhật các Nghị định, Thông tư, Văn bản nhà nước có liên quan đến thanh toán công trình
14 Trao đổi với chỉ huy phần công việc liên quan ngoài khả năng của mình
15 Nắm chắc về lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
VII TRẮC ĐẠC
A Lập lưới khống chế bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết các cấu kiện ra thực tế hiện trường
1 Nghiên cứu các hồ sơ liên quan về nhiệm vụ của công tác trắc đạc và yêu cầu độ chính xác cần thiết đối với việc bố trí công trình
2 Nghiên cứu tổng mặt bằng công trình để chọn các vị trí các điểm khống chế sao cho được thuận lợi trong quá trình sử dụng và được ổn định trong suốt quá trình thi công xây lắp và sửa chữa sau này
3 Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế
4 Lập sơ đồ bố trí các mốc của lưới khống chế
5 Kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc móc khống chế
B Bố trí công trình
1 Định vị công trình
2 Lập lưới bố trí trục công trình
3 Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình
4 Bố trí chi tiết các trục dọc và các trục ngang của các hạng mục công trình
5 Bố trí các trục phụ công trình từ các trục chính
6 Kiểm tra độ chính xác của các công tác bố trí công trình dựa vào các điểm mốc cơ sở
C Kiểm tra các cấu kiện
1 Kiểm tra lại tim trục
2 Kiểm tra độ thẳng đứng
3 Kiểm tra kích thước hình học
4 Kiểm tra cao độ
D Đo vẽ hoàn công
1 Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế
2 Đo vẽ hoàn công hệ thống kỹ thuật ngầm (thực hiện trước khi lấp)
3 Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp
E Đo lún và đo chuyển vị ngang của công trình
1 Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật
2 Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc
3 Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao
4 Gắn các mốc đo lún hoặc đo chuyển dịch cho nhà và công trình
5 Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng
6 Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo
VIII THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN
1 Làm hồ sơ thanh toán khối lượng cho tổ đội dựa vào khối lượng công việc và biên bản nghiệm thu công viêc
2 Làm hồ sơ thanh toán khối lượng theo hạng mục, khối lượng công việc hoàn thành và theo từng giai đoạn với CĐT
3 Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để lập hồ sơ thanh toán, theo dõi số liệu lũy kế các giai đoạn thanh toán, đến cuối công trình có số liệu quyết toán hợp đồng luôn, giảm bớt nhân lực làm hồ sơ
IX Kiểm soát chất lượng thiết bị vật tư
1 Giám sát, thường trực theo dõi chất lượng của dụng cụ thi công
2 Đưa ra các đề xuất với BCH điều chỉnh (nếu có vấn đề hư hỏng, lãng phí dụng cụ) để thi công đạt hiệu quả
3 Giám sát chất lượng thầu phụ sử dụng hiểu quả vật tư
4 Đưa ra các đề xuất với BCH điều chỉnh kịp thời (nếu có lãng phí, thiết hụt... vật tư) để đạt hiệu quả tối ưu cho các hạng mục

# III. TẦN SUẤT THÍ NGHIỆM VÀ NỘI DUNG THÍ NGHIỆM CỦA CÁC VẬT TƯ ĐẦU VÀO

Đang cập nhật.

# IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP

Stt Nội dung Biện pháp
1 Công tác kiểm soát vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng chưa được thực hiện đầy đủ Nghiên cứu kỹ Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
2 Một số chỉ tiêu thí nghiệm vật liệu chủ yếu chưa thực hiện kiểm soát đầy đủ như: thiếu thí nghiệm nước; chỉ tiêu thí nghiệm xi măng; chỉ tiêu thí nghiệm cốt liệu cho bê tông; các thí nghiệm cho gạch ốp, lát, ... thậm chí một số chỉ tiêu thí nghiệm vật liệu không đạt vẫn đưa vào sử dụng cho công trình như thành phần hạt, hàm lượng bùn sét,... của cốt liệu. Thực hiện thí nghiệm và kiểm soát thí nghiệm đầy đủ
3 Đối với bê tông thường thiếu kiểm soát chất lượng bê tông thương phẩm: thời gian vận chuyển, tần suất lấy mẫu, kiểm soát hồ sơ,...), thiếu thí nghiệm cường độ bê tông đổ tại chỗ (như lấy kết quả thí nghiệm ở 7 ngày tuổi để làm cơ sở nghiệm thu), thiếu bảo trì, bảo dưỡng,.... Lập phiếu kiểm soát chất lượng bê tông với đầy đủ thông tin và đúng thời điểm
4 Một số vật liệu xây dựng thiếu hồ sơ về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, thiếu nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác theo quy định... Chú ý sưu tầm, lưu trữ hồ sơ đầy đủ
5 Nhiều chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công còn chưa nắm bắt sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nào phải có chứng nhận hợp quy Nghiên cứu danh mục sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng phải có chứng nhận hợp quy theo Thông tư của Bộ Xây dựng

# V. BỆNH HỌC CÔNG TRÌNH

STT TÊN CÔNG VIỆC MỘT SỐ BỆNH HỌC CÔNG TRÌNH CÁCH XỬ LÝ
1 Thi công cột
1.1 Cốp pha cột Cốt pha phình Tăng cường cây chống, siết ti vào vị trí phình. Trường hợp không siết nối thì ngừng thi công, đợi sau khi bê tông khô đục đoạn phình đó ra.
Ty bị tách Hàn thêm các cây thép biện pháp ở ví trí tách đó
Cột bị nghiêng Đục bỏ đoạn cột bị nghiêng
1.2 Cốt thép cột Cốt thép chờ bị lệnh Nắn thép lại cho đúng tim cốt
Thép đế sai phương Cấy thép vào phương bị thiếu
Chờ thiếu thép Cấy thêm thép
Cúp lơ nối không được Mài vệ sinh kĩ ren thép. Trường hợp nối không được dùng đoạn thép cùng loại nối vào vị trí nối không được
1.3 Bê tông cột Nứt chân cột or đầu cột Đổ hồ dầu hoặc sika vào các vị trí chân cột trước khi đổ (trước đó phải đục tạo nhám)
Thừa bê tông so với cốt Múc bê tông đến vị trí cốt
Thiếu bê tông so với cốt Nếu thiếu nhiều thì không tháo ván khuôn, đế chờ mẻ sau đổ thêm tới cốt. Nếu thiếu ít <=5cm không cần xử lí
Cột bị rỗ Cột bị rỗ ít thì trám vữa tốt vào. Nếu rỗ nhiều thì vệ sinh sạch sẽ vùng bị rỗ và trám bằng sika latex. Nhiều trường hợp theo ý kiến TVGS, CĐT phải đập đi làm lại
Bê tông tràn ra ở chân cột Trám vữa (hồ) chân cột trước khi đổ bê tông
Thép bị trồi ra ngoài Trám vữa (hồ) tại vị trí thép bị lồi ra ngoài
2 Thi công dầm sàn
2.1 Cốp pha dầm sàn Cốt pha dầm phình, võng Tăng chỉnh kích
Bung đầu cột Hàn gia cố lại vị trí bị bung
Gãy nêm ngang Thay cây nêm chất lượng tốt vào
2.2 Cốt thép dầm sàn Thừa thép dầm (bị cấn cốt pha) Dùng kéo, máy hàn cắt. Nếu ngắn quá bẻ cude
Thiếu thép dầm sàn Nối thêm cây thép cùng loại vào vị trí thiếu
Cúp lơ nối không được Mài vệ sinh kĩ ren thép. Trường hợp nối không được dùng đoạn thép cùng loại nối vào vị trí nối không được
2.3 Bê tông dầm sàn Bê tông bị rỗ Khi bê tông bị rỗ, nhất thiết không được dùng vữa trát hoàn thiện ngay vì lớp vữa này dễ hút ẩm, lâu ngày hình thành các giọt nước trong các lỗ rỗng, gây nguy hại cho bê tông. Cách khắc phục duy nhất là dùng bàn chải sắt đánh xờm lớp cũ, quét sạch, rửa nước đợi khô. Sau đó dùng vữa xi măng cao trát (pha trộn tỷ lệ xi măng / cát = ½). Khi trát miết mạnh tay bay hoặc dùng bàn xoa vỗ mạnh cho vữa càng lọt sâu càng tốt. Trường hợp rỗ sâu, cần đục tẩy hết chỗ rỗ cho tới tận lớp bê tông tốt, đánh xờm bằng bàn chải sắt, rửa lại bằng nước. Chờ khô, lại dùng bàn chải đầu nhỏ hoặc que sắt dẹt cắm vào tận cốt thép, cạo sạch rỉ bám. Để cốt thép trơ ra không khí rất nguy hiểm vì để lâu thép sẽ bị rỉ, tạo lớp ô xít sắt và trương nở, gây nứt nẻ, bong bê tông. Trường hợp này phải dùng bê tông sỏi nhỏ trát lại.
Nứt chân chim Dùng nước xi quét qua, quét lại cho kỹ
Bê tông có vảy đóng trên bề mặt Vệ sinh sạch sẽ sàn
Dầm sàn bị phình võng Đục bỏ đoạn bê tông thừa
3 Thi công hệ thống cấp thoát nước
3.1 Lắp đặt hệ thống thoát nước bẩn Ống chờ thoát nước bệ xí lệch vị trí. Bẻ co trên nền, hạn chế đục sàn.
Ống thoát sàn đấu với hố ga thoát nước mưa. Sửa lại nếu CDT yêu cầu.
Bị nghẹt ống thoát sàn do hồ. Dùng dây sắt nhỏ chọc và xả nước cho đến khi hết ngẹt.
3.2 Lắp đặt hệ thống thoát nước mưa Không cùm giữ ống. Câu gạch.
Tắc (nghẹt) ống do vữa (hồ). Test nước tìm vị trí tắc - cắt đoạn ống tắc và thay thế.
Đấu nhầm hố ga thoát nước bẩn. Sửa lại nếu TVGS, CĐT yêu cầu.
3.3 Lắp đặt hệ thống cấp nước Nứt, bể ống. Khóa van tìm đúng vị trí và xử lý.
Bệ xí bị xì ống cấp. Xiết chặt các đầu răng, quấn keo lụa kỹ.
Nền, tường bị thấm. Khóa van từng vùng, tìm vị đúng vị trí xử lý.
Vòi bị mất. Bảo vệ cổng kiểm tra kỹ. Lắp bù.
3.4 Lắp đặt hệ thống tưới cây Ống bị nứt, xì nước Khóa van, xử lý tại vị trí xì
4 Thi công hệ thống điện chiếu sáng
Ống chờ bị tắc (nghẹt). Cắt trần đà.
Bóng điện không sáng. Kiểm tra đấu nối, xoay bóng đúng vị trí.
Đấu lộn công tắc. Cúp CB đấu lại. Nhắc thợ: đấu công tắc tương ứng phụ tải từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới
Bung ty máng cáp. Khoan ty 10 gia cố lại.
5 Trát (tô) tường, trần, đà
Hồ không bám dính, bị bong tróc. Tường bị nứt chân chim sao khi trát (tô). Tường bị răng nứt ngay tiếp giáp giữa tường và cột. Vệ sinh tường không sạch trước khi tô, tường bám bụi, rêu mốc.
Trộn vữa trát (hồ tô) không đều, vữa (hồ) quá già, hôm vữa khô nhiều.
Không khoan cấy thép râu vào tường, không câu gạch, không đóng lưới thép.
Thi công trần tường thạch cao giữa trần và tường vách xảy ra nứt, tách Dùng thanh Z để tạo khe co dãn giữa tường và trần thạch cao
6 Đá mài
Nứt nền. Đường nứt nhỏ trộn vữa xi măng (hồ dầu) loãng đổ lên bề mặt dùng búa cao su vừa đổ vừa gõ.
Đường nứt lớn thì đục 1 đường chạy theo và trộn bê tông đá mài đổ lại.
Bung ron đồng, lệnh ron. Cắt đường ron vừa đủ cây ron đồng, gắn ron đồng cao hơn mặt nền 2mm.
Bị đốm Đục chỗ bị đốm và đổ lại, quan trọng là cân màu cho chuẩn.
7 Gạch ốp
Bị bộp. Gỡ lên dán lại.
8 Gạch không nung
Xảy ra nứt (thường nứt khi bàn giao công trình cho khách hàng, hoặc khi khách hàng sử dụng một thời gian). Bảo hành tốn kém, mất uy tín. Giám sát chặt chẽ quá trình thi công tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công. Khi thi công xây, trát (tô) đặc biệt chú ý công đoạn, yêu cầu thợ xử lý kỹ liên kết tường và cột, dầm.
9 Công tác thi công cơ điện, cấp thoát nước, điều hoà thông gió, phòng cháy chữa cháy, điện nhẹ (MEP) Phụ thuộc nhiều vào Nhà thầu phụ và thường xảy ra nhiều sai sót trong quá trình thi công Khi thương thảo hợp đồng với thầu phụ cần phải đưa các điều khoản cụ thể mức phạt rõ ràng khi xảy ra sai sót…
Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình các thầu phụ triển khai thi công.
Phân đoạn, phân khu trong thi công để kiểm tra giám sát dễ dàng
10 Công tác quản lý tiến độ Một số công trình chưa lập được tiến độ thi công hợp lý Cần kỹ sư có kinh nghiệm lập và quản lý tiến độ thi công, khi lập dự trù được các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thi công để đảm bảo theo hợp đồng đã ký. Đặc biệt đối với công trình có quy mô lớn khối lượng công việc nhiều.
11 Công tác an toàn lao động vệ sinh môi trường
Dây điện thi công không được treo đặt trên cao Yêu cầu treo cao
Dây điện không được bao bọc bảo vệ đầy đủ Sử dụng dây điện, bao bọc bảo vệ đầy đủ
Thiết bị đấu nối điện phích cắm ổ cắm không được trang bị đầy đủ nguy cơ xảy ra tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất an toàn cao Trang bị thiết bị đấu nối đảm bản an toàn
Thi công trên cao không được trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động Trang bị thiết bị an toàn lao động làm việc trên cao
Người lao động chưa có ý thức đầy đủ về an toàn lao động dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động rất cao Tổ chức huấn luyện, tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Xử phạt.
12 Công tác quản lý hồ sơ Công tác quản lý hồ sơ của một số công trình chưa thực hiện nghiêm túc Cần chú trọng đặc biệt công tác này, ghi nhớ: ""án tại hồ sơ"".
Sử dụng cán bộ được đào tạo về Lập và quản lý hồ sơ

# VI. DUNG SAI, SAI SỐ

STT CÔNG VIỆC TÌNH HUỐNG HIỆU CHỈNH DUNG SAI
1 Cột lệch
Cột ngả đầu dưới 3cm Đối với cột trên mình nắn thép và lấy đúng tim cốt
Đối với tô mình đục phần ngả ra tô
Cột ngả đầu từ 3- 5cm Đối với cột trên tầng mình hiệu chỉnh cột vào 3cm, cột tầng trên mình hiệu chỉnh tiếp.
Đối với tô mình đục tỉa phần ngả 2cm rồi tô trên mỏng dưới dày hơn , lấy sao cho nhìn tương đối. Nếu cảm thấy không được thì đắp gạch thêm
Cột biên đầu hồi lệch vô trong dưới 3cm Đối với cột trên mình vẫn lấy đúng tim cốt
Đối với công tác xây tô mình đục cột vào 2cm và tô bình thường
Cột biên đầu hồi lệch vô trong từ 3-5cm Đục bê tông nhấn thép 3,5cm tô ghém lấy lại, lên tầng trên tiếp tục nhấn thép hiệu chỉnh lại.
Cột biên đầu hồi lệch ra ngoài dưới 5cm Nhấn thép tô ghém lấy lại độ thẳng đứng
Cột biên đầu hồi lệch ra ngoài trên 5cm Đục bê tông nhấn thép 3,5cm tô ghém lấy lại, lên tầng trên tiếp tục nhấn thép hiệu chỉnh lại.
Cột biên lệch có hộp gen Nhấn thép tô ghém lấy lại phía bên trong nhà
Cột giữa lệch từ 3- 5cm Đối với cột trên tầng mình hiệu chỉnh cột vào 3cm, cột tầng trên tiếp mình lấy đúng tim cốt.
Đối với tô mình đục tỉa phần ngả 2cm rồi tô trên mỏng dưới dày hơn, lấy sao cho nhìn tương đối. Nếu cảm thấy không được thì đắp gạch thêm
Cột giữa lệch dưới 3cm Đối với cột trên mình vẫn lấy đúng tim cốt
Đối với công tác xây tô mình đục cột vào 2cm và tô bình thường. Mặt ngoài mình đắp thêm hồ vào
Dầm tại vị trí cột giữa lệch Hiệu chỉnh dầm đi theo cột
Dầm tại vị trí cột biên lệch ra ngoài Đục bê tông tô lấy lại độ thẳng đứng, hiệu chỉnh dầm đi theo cột
Dầm tại vị trí cột biên lệch vào trong Hiệu chỉnh dầm đi ra, đục bê tông tô ghém lấy lại cột và dầm
2 Đà lệch
Đà biên lệch ra ngoài dưới 5cm không có hộp gen Đục bê tông tô ghém dầm
Đà biên lệch ra ngoài trên 5cm không có hộp gen Đục bê tông 2 đầu dầm, hiệu chỉnh tô ghém 2 đầu dầm
Đà biên lệch vào trong Đục bê tông tô ghém dầm
Đà biên lệch ra ngoài trên 5cm có hộp gen Đục bê tông tô ghém dầm tương đối
Đà giữa 1 nhịp lệch Đục bê tông 2 đầu dầm tô ghém lấy lại cho thẳng hàng
3 Xây tường
Xây tường gặp dầm trên và dầm dưới lệch nhau Xây lấy theo đà dưới tô ghém đà trên hoặc lấy giữa xây lên tô ghém lấy lại dầm trên và dầm dưới
Xây tường nhà vệ sinh không vuông ke trên 5cm Kiểm tra, ghém tô lấy lại cho tương đối trước khi ốp lát
Tường xây (cạnh cửa) xây vênh, lệch >5cm Đo đạc cắt cạnh để đạt lại kích thước yêu cầu, tô lại đúng kích thước trừ hao 4mm.
Xây tường bị lệch tim trục trên 5cm Vệ sinh lớp vữa xây bị phèo ra bên mặt tường bị cháy tô lớp mỏng, tô ghém lấy lại bên mặt tường còn lại
Xây tường trên dầm biên bị lệch vào trong Khoan cấy thép vào dầm đỡ chân tường xây, ghém tô hiệu chỉnh tương đối.
4 Cốt sàn không chuẩn (đá mài)
Không phẳng cục bộ trong 1 nhịp Nếu trong 1 nhịp dài 5m dung sai quá 3cm, ta lấy điểm cao nhất, lấy cao độ đá mài 1,5cm trải đều ra.cho phép nhấn 0,5cm với điều kiện sàn công nghiệp chiều dài lớn hơn 5m.
Không phẳng cục bộ trong 1phân đoạn Trong 1 phân đoạn dung sai quá 5cm, ta lấy cao độ cao nhất, lấy cao độ đá mài 1,5cm trải ra ô sàn.cho phép nhấn 3cm với điều kiện chiều dài lớn hơn 15m.
5 Kèo thép định vị lệch
Định vị bu lông giữa 2 nhịp lệch dưới 5cm Kiểm tra cắt bớt xà gồ, điều chỉnh khung kèo luôn đứng.
Định vị bu lông giữa 2 nhịp lệch trên 5cm Kiểm tra nối dài bản mã cố định xà gồ.
Định vị bu lông giữa 2 phân đoạn lệch dưới 5cm Kiểm tra mở rộng lỗ bulong theo hình ovan.
Định vị bu lông giữa 2 nhịp lệch trên 5cm Kiểm tra thay bản mã và định vị lỗ bulong mới hoặc đổ bê tông mỡ rộng đầu cột và đặt bản mã mới.

# VII. TRẮC ĐỊA TRONG THI CÔNG

STT CÔNG TÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP TỌA ĐỘ GIÁN TIẾP
1 Định vị đào đất hố móng Dựa vào hệ cameri mình dọi lấy 3 điểm, sau đó rắc vôi đúng kích thước móng dựa vào 3 điểm thắng hàng
2 Định vị cốt pha móng, thép móng Dựa vào hệ cameri mình lấy 3 điểm, sau đó dùng thước ke, dây, mực búng tim cột và cốt pha móng vào bê tông lót
3 Định vị cốt pha sàn Dựa vào cốt 1m gửi lên cột và đo tới cao độ đáy sàn.
4 Định vị đổ bê tông cột Dùng máy thủy bình gứi tọa độ cốt đổ bê tông vào thép or ván khuôn cột
5 Định vị đà kiềng Dựa vào trục cột búng mực ra vị trí đà kiềng
6 Định vị cốt nền Dùng máy thủy bình gứi cốt vào chân cột đế định vị cốt nền
7 Định vị cốp pha cột Dựa vào lưới trục gửi đo khoảng cách theo kích thước cột như bản vẽ, búng mực dài hơn cạnh cột 20cm
8 Định vị cao độ đổ bê tông cột Gửi cốt 1m lên cột, từ đó đo cốt bê tông - đóng đinh làm cỡ đổ bê tông
9 Định vị tim trục cột Dựa vào lưới trục đã đo khoảng cách tới tim cột, nhỏ lọt lòng búng mực
10 Định vị vị trí cốp pha đà Dựa theo vị trí tim cột, đo khoảng cách chính xác tới cạnh đà theo bản vẽ
11 Định vị cốt thép bổ trụ Dựa vào cạnh đà đo khoảng cách tới cạnh bổ trụ như bản vẽ
12 Định vị cốt thép chờ cầu thang Dựa vào cạnh đà đo khoảng cách tới vị trí cầu thang theo bản vẽ
13 Định vị cốt thép ô văng Dựa vào cạnh đà đo khoảng cách tới vị trí ô văng theo bản vẽ
14 Định vị ống chờ thoát nước tầng Dựa vào vị trí cạnh đà dẫn ra từng vị trí ống nước chờ
15 Định vị ống luồn dây điện Dựa vào vị trí cạnh đà dẫn ra từng vị trí ống điện.
16 Định vị cốt đổ sàn Dựa vào cos sàn or cos đà dẫn ra tất cả vị trên sàn.
17 Định vị tường xây, cốt cửa Dựa vào lưới trục gửi trên sàn hoặc tim cột từ đó đo kích thước tới từng vị trí tường xây
18 Định vị tường nhà vệ sinh Dựa vào lưới trục gửi trên sàn hoặc tim cột từ đó đo kích thước tới từng vị trí tường xây
19 Định vị kích thước cửa Dựa vào trục định vị tường xây và đo kích thước tới vị trí cữa
20 Định vị cao độ cán hồ Dựa vào cốt 1m gửi lên cột, từ đó đo xuống sàn lấy cao độ cán hồ.
21 Định vị cao độ đổ đá mài Dựa vào cốt 1m gửi lên cột, từ đó đo xuống sàn lấy cao độ theo từng vị trí trong ô sàn.
22 Định vị ống điện, hộp điện công tắc tường Dựa vào vị trí cạnh cữa dẫn ra vị trí ống điện và hộp điện công tắc tường
23 Định vị ống chờ máy lạnh, đèn Dựa vào cạnh đà, tường đo dẫn vào vị trí chờ ống điện đèn, máy lạnh
24 Định vị bulong đầu cột Dựa vào vị trí cốt 1m cột để xác định chiều cao đặt bulong và đo khoảng cách giữa 2 cột xác định khoản cách 2 bulong.

# VIII. NGHIỆM THU, THANH TOÁN

STT CÔNG VIỆC CÁC BƯỚC NGHIỆM THU
1 Ép cọc
Kiểm tra nguyên vật liệu. Chất lượng cọc ép, chiều dài, diện tích cọc.
Kiểm tra kích thước Ép cọc xuống bao nhiêu m, khích thước hố móng cần ép.
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí cọc ép theo phương ngang và phương dọc.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra máy móc thi công: Sử dụng loại máy ép nào? Thời gian ép 1 cọc là bao nhiêu?
2 Coppha móng, cột, dầm, sàn
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra ván khuôn đúng nhà sản xuất, chủng loại, kích thước. kiểm tra thông số kỹ thuật (CO & CQ).
Kiểm tra kích thước Kiểm tra kích thước đúng thiết kế (chiều cao và diện tích cốp pha).
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí cốp pha theo bản vẽ, theo phương ngang và phương dọc.
Kiểm tra cao độ.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra các gông chắc chắn, số lượng các cây chống, chống đúng vị trí không có thẳng không?
Kiểm tra các kích có chặt không, tăng hết chưa?
Kiểm tra các xuyên ty có chắc không đóng còn vào nữa không, có bể ống nhựa bên trong không?
3 Lắp dựng cốt thép
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra cốt thép đúng nhà sản xuất, chủng loại, kích thước. kiểm tra thông số kỹ thuật (CO & CQ).
Kiểm tra kéo đứt của theo.
Kiểm tra kích thước Kiểm tra khoảng cách các thanh thép theo đúng thiết kế.
Chiều dài thép là bao nhiêu, có dư hay thiếu không?
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra thép đặt ở vị nào theo bản vẽ.
Kiểm tra thép lớp trên có đúng cao độ hay không?
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra thép đặt đúng theo phương chịu lực hay không?
Kiểm tra có sử dụng con kê không?
Kiểm tra các mối nối có chắc chắn không?
4 Đổ bê tông
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra cấp phối bê tông, kiểm tra độ sụt, kiểm tra cát, đá sạch trước khi trộn, kiểm tra có sử dụng phụ gia không?
Sau khi đổ xong nén mẫu xem bê tông có đạt cường độ không?
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra áp lực bê tông đổ.
Đầm bê tông có đạt không (đầm có đúng kỹ thuật không)?
Trước khi đổ có gém không?
Cán nền có phẳng không?
Đổ cầu thang thì đổ từ trên xuống.
5 Xây trát (tô)
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra gạch ống, cát, xi măng, đúng nhà sản xuất, chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật (CO & CQ).
Kiểm tra kích thước Kiểm tra tường xây đúng kích thước bản vẽ (lơn hơn hay nhỏ hơn bản vẽ thi công).
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí xây đúng thiết kế, đúng theo phương ngang và phương dọc.
Kiểm tra cao độ xây đúng thiết kế.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra làm sạch vật liệu (sàn cát, rửa cát ) trước khi trộn.
Kiểm tra tỷ lệ trộn hồ.
Kiểm tra thợ xây đúng theo kỹ thật không?
Kiểm tra xây tường có câu râu hay câu gạch không?
6 Lát gạch
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra gạch lót đúng nhà sản xuất, đúng chủng loại, đúng kích thước, thông số kỹ thuật (CO &CQ).
Gạch bị cong vênh, khác kích thước.
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí lót gạch đúng theo bản vẽ, theo phương ngang và theo phương dọc.
Kiểm tra cao độ của gạch lót.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra gạch lát bị bộp không, đường ron thẳng không được cong.
Kiểm tra bề mặt phải phẳng.
7 Nhôm kính
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm nhôm đúng nhà sản xuất, đúng chủng loại, đúng kích thước, thông số kỹ thuật (CO &CQ).
Kiểm tra kiểu dáng khung giống như xưởng cũ.
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí lắp cửa đúng thiết kế.
Kiểm tra cao độ cửa đúng thiết kế.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra cửa nhôm có chôn bas không.
Kiểm tra bắn sillicon.
Kiểm tra gắn ron cửa có khít không?
Kiểm tra cửa có cong vênh.
Kiểm tra cửa bị nghiêng không.
8 Cửa cuốn
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra cửa, mô tơ, vật liệu phụ có đúng nhà sản xuất, đúng kích thước, đúng thông số kỹ thuật, đúng (CO & CQ).
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí lắp đặt cửa.
Kiểm tra vị trí lắp đặt mô tơ.
Kiểm tra vị trí lắp đặt remote.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra các thanh lắp có khít, chặt.
Kiểm tra cửa khi kéo lên có nhẹ hay không, có bị cấn ở đâu?
Kiểm tra mô tơ hoạt động có bị kêu không?
Kiểm tra có bôi mỡ bò lên đường ray không?
Kiểm tra các mối hàn định vị đường ron.
Kiểm tra hoạt động có tải và không tải. Kiểm tra có tải khi gắn cửa vô rồi cho mô tơ chạy lên chạy xuống xem mô tơ hoạt động như thế nào?
Kiểm tra mô tơ chạy khi chưa lắp cửa.
9 Ống nước
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra nhà sản xuất đúng nhàn sản xuất, đúng kích thước, đúng thông số kỹ thuật.
Kiểm tra (CO & CQ)
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí lắp đặt ống nước theo thiết kế.
Kiểm tra vị trí lắp theo phương ngang và phương dọc.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra các mối nối, dán keo có chặt không.
Kiểm tra có gắn cùm chắc chắn chưa.
Kiểm tra hoạt động có tải và không tải
10 Đèn
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra nhà sản xuất đúng nhàn sản xuất, đúng kích thước, đúng thông số kỹ thuật.
Kiểm tra (CO & CQ)
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vị trí lắp đặt ống nước theo thiết kế.
Kiểm tra vị trí lắp theo phương ngang và phương dọc.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra các mối nối, dán keo có chặt không?
Kiểm tra có gắn cùm chắc chắn chưa?
Kiểm tra có tải và không tải Kiểm tra đèn có tải cho chạy toàn bộ có bóng đèn.
Kiểm tra đèn không có tải cho đèn chạy không có bóng.
11 Đá mài
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra nhà sản xuất đúng nhàn sản xuất, đúng kích thước, đúng thông số kỹ thuật.
Kiểm tra (CO & CQ)
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra cao độ theo thiết kế, cao độ so với nền bê tông.
Kiểm tra biện pháp thi công Vệ sinh nền sạch trước khi đổ BT.
Đúng tỷ lệ trộn.
Kiểm tra mặt đá.
Kiểm tra đánh bóng.
11 Sơn nước
Kiểm tra nguyên vật liệu. Kiểm tra nhà sản xuất đúng nhàn sản xuất, đúng kích thước, đúng thông số kỹ thuật.
Kiểm tra Trắc đạc Kiểm tra vi trí sơn nước, cao độ.
Kiểm tra biện pháp thi công Kiểm tra tỷ lệ trộn.
Kiểm tra mặt phẳng.
Kiểm tra màu sơn đồng nhất.

# IX. DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHẢI CÓ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Căn cứ Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 30/06/2023 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Chia sẻ của một đồng nghiệp là Phó Chánh thanh tra xây dựng: "Chỉ cần hiểu ý nghĩa của quy chuẩn và biết quy chuẩn liên quan thì khắc biết các sản phẩm, hàng hóa".

STT TÊN SẢN PHẨM
I Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
1 Xi măng poóc lăng
2 Xi măng poóc lăng hỗn hợp
3 Xi măng poóc lăng bền sun phát
4 Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
5 Xỉ hạt lò cao
6 Phụ gia họat tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
II Cốt liệu xây dựng
1 Cát nghiền cho bê tông và vữa
2 Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa
III Vật liệu ốp lát
1 Gạch gốm ốp lát
2 Đá ốp lát tự nhiên
3 Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
4 Gạch bê tông tự chèn
IV Vật liệu xây
1 Gạch đất sét nung
2 Gạch bê tông
3 Sản phẩm bê tông khí chưng áp
4 Tấm tường
Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp.
Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.
V Vật liệu lợp
1 Tấm sóng amiăng xi măng
2 Ngói lợp
Ngói đất sét nung
Ngói gốm tráng men
Ngói bê tông
VI Thiết bị vệ sinh
1 Chậu rửa
2 Bồn Tiểu nam treo tường
3 Bồn Tiểu nữ
4 Bệ Xí bệt
VII Kính xây dựng
1 Kính nổi
2 Kính phẳng tôi nhiệt
3 Kính màu hấp thụ nhiệt
4 Kính phủ phản quang
5 Kính phủ bức xạ thấp (Low E)
6 Kính hộp gắn kín cách nhiệt
7 Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
VIII Vật liệu trang trí và hoàn thiện
1 Vật liệu dán tường dạng cuộn - Giấy dán tường hoàn thiện, vật liệu dán tường vinyl và vật liệu dán tường bằng chất dẻo
2 Sơn tường - dạng nhũ tương
3 Tấm thạch cao và Panel thạch cao cốt sợi*
(*) Không áp dụng đối với tấm thạch cao đục lỗ dùng cho mục đích tiêu âm
4 Ván gỗ nhân tạo
Ván sợi
Ván dăm
Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình
IX Các sản phẩm ống cấp thoát nước
1 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PVC dùng cho hệ thống cấp nước thoát nước trong điều kiện có áp suất
2 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PE dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước trong điều kiện có áp suất
3 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PP dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước trong điều kiện có áp suất
4 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh (GRP) trên cơ sở nhựa polyeste không no (UP)
5 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng gang dẻo dùng cho các công trình dẫn nước
X Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khác
1 Amiăng crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
2 Hệ thống thang cáp và máng cáp bằng sắt hoặc thép sử dụng trong lắp đặt điện của công trình
3 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) dùng để bảo vệ và lắp đặt dây dẫn điện trong nhà

Qua các nội dung chỉ dẫn ở trên, giúp bạn hình dung rõ định hướng để đi. Bạn thấy rằng bây giờ Giám đốc dự án, hay Chỉ huy trưởng cái khó nhất không còn là vấn đề kỹ thuật nữa, cái khó nhất là xây dựng được một Ban gắn kết, anh em đồng lòng. Một Ban sẽ có người nọ người kia, nhưng không hỗ trợ nhau thì CHT phải gánh hết và sẽ rất mệt. Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng nên sắp xếp thời gian tổ chức đào tạo anh / em và giao việc cho anh / em, khả năng mình mạnh cái nào thì đào tạo cho những anh / em còn lại, còn cái nào không mạnh thì tìm người mạnh giao kèm cặp người khác.

Một điều rất quan trọng: cho anh / em tham gia lớp học online, từ xa: Lớp Lập hồ sơ Quản lý chất lượng + lập nhật ký tự động bằng phần mềm QLXL GXDThanh quyết toán GXD. Quân lính được đào tạo tốt, làm việc giỏi thì mình nhàn, dự án xây dựng công trình càng thành công. Liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 để biết thêm chi tiết.

Last Updated: 3/2/2024, 7:16:18 AM