CƠ SỞ DỮ LIỆU SỐ PHẦN MỀM QLCL GXD
Phát triển và duy trì bởi Công ty CP Giá Xây Dựng chủ quản Phần mềm Quản lý chất lượng GXD (gọi tắt là QLCL GXD).
Địa chỉ: 124 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

# QUY TRÌNH NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Sau khi công trình hoàn thành, chậm nhất trong thời gian 07 ngày, Nhà thầu thi công nộp Hồ sơ hoàn công kèm theo Báo cáo công tác thi công công trình và Tư vấn giám sát nộp Báo cáo công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công cho Chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra các công tác liên quan trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định.

# 1. Quy trình nghiệm thu

Bước 1: Nhà thầu gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu đã được TVGS xác nhận về Ban QLDA

Bước 2:

- Kiểm tra tại hiện trường và đối chiếu với thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

- Kiểm tra bản vẽ hoàn công;

- Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, thử nghiệm… vận hành thử; kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

- Kiểm tra các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường,an toàn vận hành; công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và các văn bản khác có liên quan;

- Kiểm tra quy trình vận hành, bảo trì;

Bước 4:

- Nếu đạt yêu cầu, chuyển sang bước 5;

- Nếu không đạt yêu cầu, nhà thầu có trách nhiệm chỉnh sửa lại và thực hiện lại từ bước 1;

Bước 5:

- Chấp nhận nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng;

- Các bên cùng nhau ký vào biên bản.

# 2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

a) Đại diện Chủ đầu tư:

- Đại diện theo pháp luật;

- Cán bộ phụ trách công trình;

b) Đại diện Nhà đầu tư (nếu có)

- Đại diện theo pháp luật;

- Cán bộ phụ trách công trình;

c) Đại diện Tư vấn giám sát:

- Đại diện theo pháp luật;

- Tư vấn giám sát trưởng

b) Đại diện nhà thầu thi công xây dựng công trình:

- Đại diện theo pháp luật;

- Chỉ huy trưởng công trường

c) Đại diện nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

d) Đại diện cơ quan quản lý, khai thác công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

e) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của Chủ đầu tư (nếu cần).

Ghi chú:

- Đối với dự án BT: Có thêm thành phần của Nhà đầu tư tham gia vào quá trình nghiệm thu

- Đối với dự án BOT: Công ty BOT đóng vai trò là Chủ đầu tư

# 3.Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu

a) Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau:

- Thiết bị chạy thử liên động có tải;

- Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành;

- Công trình xây dựng đã hoàn thành;

- Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của chủ đầu tư vần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

b) Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu xây lắp; hoặc nhận được văn bản yêu cầu của Chủ đầu tư.

c) Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư.

# 4. Điều kiện cần để nghiệm thu

a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành, các công việc còn tồn tại được nêu trong bước nghiệm thu kỹ thuật đã được nhà thầu hoàn thiện có xác nhận của TVGS và đơn vị quản lý;

b) Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo quy định của Hướng dẫn này;

b) Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;

c) Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;

d) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu nghiệm thu;

e) Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu;

g) Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu;

h) Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình, công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành.

i) Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (phụ lục 05 của thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016).

# 5. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành

a) Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành;

b) Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu nêu ở mục 4;

c) Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải (nếu có);

d) Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng;

e) Kiểm tra và dánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu;

f) Kiểm tra sự phù hợp của công trình theo mục 9 (nếu có);

g) Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:

- Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thuở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra;

- Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra.

h) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

i) Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận:

- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo biểu mẫu Phụ lục 04 kèm theo Hướng dẫn này;

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm.

# 7. Hồ sơ hoàn công công trình

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công.

Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Cách lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được hướng dẫn tại Phụ lục 6.

# 8. Sau khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục,công trình xây dựng xong vào sử dụng.Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo quy định.

b) Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo quy định.

b) Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng phải được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 7 bộ (04 bộ gốc, 03 bộ bản chính) theo quy định. Trong đó ba bộ do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lý sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản.

Last Updated: 10/23/2022, 11:51:42 AM